Thực trạng việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà n−ớc trong giải quyết khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu Vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ởViệt Nam (Trang 53 - 80)

thanh tra nhà n−ớc trong giải quyết khiếu nại hành chính

2.2.1. Việc tham m−u giúp thủ tr−ởng cơ quan quản lý nhà n−ớc cùng cấp trong giải quyết khiếu nại hành chính

Từ tr−ớc đến nay trong nhiều văn bản pháp luật cũng nh− trong thực tiễn, việc giải quyết khiếu nại luôn đ−ợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà n−ớc. Hay nói cách khác các cơ quan hành chính đóng vai trò chính trong việc giải quyết khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này các cơ quan hành chính hay thủ tr−ởng các cơ quan hành chính phải có bộ phận, cơ quan tham m−u trong việc thẩm tra, xác minh làm rõ vụ việc, yêu cầu của ng−ời khiếu nại từ đó có h−ớng giải quyết vụ việc một cách đúng đắn, khách quan và kịp thờị

Tham m−u cho thủ tr−ởng cơ quan hành chính nhà n−ớc có nhiều bộ phận, nhiều cơ quan, nh−ng trong giải quyết khiếu nại thì các cơ quan thanh tra nhà n−ớc có vai trò đặc biệt bởi vị trí, chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật đã trao chọ Nhiệm vụ tham m−u của các cơ quan thanh tra đ−ợc thực hiện thông qua việc xác minh để làm rõ nội dung vụ việc, yêu cầu của ng−ời khiếu nại, kết luận về tính đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính, hoặc việc giải quyết khiếu nại tr−ớc đó, kết luận tính đúng đắn về yêu cầu của ng−ời khiếu nại, từ đó kiến nghị với thủ tr−ởng h−ớng giải quyết vụ việc; khẳng định nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ; giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; việc bồi th−ờng thiệt hại (nếu có).

Để thực hiện nhiệm vụ này, hàng năm các cơ quan thanh tra nhà n−ớc tiến hành nhiều hoạt động nh− cử cán bộ hoặc thành lập các đoàn để tiến hành thu thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ, kết luận về việc khiếu nại, có kiến nghị để thủ tr−ởng cơ quan quản lý nhà n−ớc cùng cấp giải quyết khách quan, kịp thờị Có những vụ việc nhỏ lẻ chỉ cần cử một hoặc một số cán bộ tiến hành trong thời gian ngắn. Nh−ng cũng có những vụ việc phức tạp phải bố trí nhiều cán bộ, tiến hành trong thời gian dài để xem xét, giải quyết. Hầu hết các vụ việc giải quyết của thủ tr−ởng cơ quan quản lý nhà n−ớc đ−ợc thực hiện trên cơ sở kiến nghị, tham m−u của cơ quan thanh trạ

Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều địa ph−ơng, nhiều lĩnh vực quản lý, thanh tra đ−ợc xác định là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiến hành việc thu thập, thẩm tra xác minh, kết luận từ đó đ−a ra kiến nghị xác đáng cho thủ tr−ởng quyết định.

Những vụ việc khiếu nại (hay khiếu tố) đông ng−ời xảy ra hoặc những điểm nóng về khiếu nại thì thanh tra địa ph−ơng trở thành cơ quan chủ yếu để giúp thủ tr−ởng cùng cấp trong việc xem xét, xử lý. Những vụ việc phức tạp, ảnh h−ởng lớn đến tình hình chính trị, an toàn xã hội nh− ở Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Tây Nguyên v.v… Thanh tra nhà n−ớc ở cấp Trung −ơng d−ới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ đã cử nhiều đoàn cán bộ ở cấp độ khác nhau, có sự tham gia tích của các Bộ, ngành phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở xem xét, tháo gỡ cho địa ph−ơng. Không chỉ dừng lại ở cấp tỉnh mà nhiều đoàn công tác của Thanh tra nhà n−ớc phải xuống tận huyện, xã cùng với cán bộ, chính quyền cơ sở nắm bắt tình hình khiếu nại, tìm hiểu tâm t− nguyện vọng, nắm đ−ợc những bức xúc của ng−ời dân, giải thích để quần chúng hiểu đ−ợc chính sách, pháp luật từ đó tự nguyện chấp hành không gây sức ép với cán bộ và chính quyền cơ sở.

Do tổ chức đ−ợc nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với thực tiễn để tham m−u cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tháo gỡ những

khó khăn, v−ớng mắc và giải quyết những khiếu nại cụ thể mà vai trò của các cơ quan thanh tra ngày càng đ−ợc nâng caọ

Qua theo dõi thực tiễn cho thấy, số các vụ việc khiếu nại mà các cơ quan hành chính đã giải quyết, thanh tra các cấp đảm nhiệm việc tham m−u chiếm tỷ lệ lớn, khoảng trên d−ới 80%… ở một số tỉnh, thành phố lớn nh− Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An… Thanh tra tham m−u chiếm khoảng 85% vụ việc, còn ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chiếm khoảng 80%, ở các tỉnh phía Nam chiếm khoảng d−ới 80% vì ở đó khiếu nại chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai [24, tr. 5]. Vì vậy, ngoài các cơ quan thanh tra nhà n−ớc còn có cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan, tổ chức hữu quan cùng phối hợp tham m−u cho cơ quan hành chính trong việc xem xét, giải quyết.

Nhận xét: Luật khiếu nại, tố cáo đã giao cho các cơ quan thanh tra làm nhiệm vụ tham m−u cho cơ quan hành chính nhà n−ớc trong việc giải quyết khiếu nại và trong thực tiễn thanh tra đã làm tốt nhiệm vụ nàỵ Tuy nhiên để phát huy tốt hơn nữa vai trò của thanh tra, cần quy định cụ thể hơn: trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc phối hợp cùng thanh tra thực hiện, nhất là các cơ quan địa chính, nhà đất, lao động th−ơng binh và xã hội, thuế… cần phân cấp, phân việc trong tham m−u của thanh tra với các cơ quan khác. Tránh tình trạng thanh tra làm thay cho các cơ quan hành chính đã ra quyết định hành chính bị khiếu nạị

2.2.2. Giải quyết khiếu nại theo ủy quyền của thủ tr−ởng cơ quan quản lý nhà n−ớc cùng cấp

Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại theo ủy quyền.

ủy quyền giải quyết khiếu nại là chế định mới trong pháp luật về giải quyết khiếu nại mà nhiều văn bản về quản lý ch−a đề cập đến. Nh−ng căn cứ vào yêu cầu thực tiễn nên Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã có quy định về vấn đề này nhằm tăng c−ờng vai trò của các cơ quan thanh tra, đồng thời giảm nhẹ áp lực đối với các cơ quan quản lý trong việc giải quyết các khiếu nạị Theo đó ủy quyền giải quyết khiếu nại là việc Thủ t−ớng Chính phủ, Chủ tịch

ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giao cho Tổng Thanh tra nhà n−ớc, Chánh thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ tr−ởng cùng cấp. Điều 26, 27 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: "Tổng Thanh tra nhà n−ớc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại do Thủ t−ớng Chính phủ ủy quyền và theo quy định của Chính phủ"; "Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại do Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp ủy quyền theo quy định của Chính phủ".

Để phù hợp với vị trí vai trò của thanh tra, trên cơ sở của Luật khiếu nại, tố cáo, Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1998 đã quy định rõ hơn về việc ủy quyền cho thanh trạ ở địa ph−ơng, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm ra quyết định giải quyết hoặc ủy quyền cho Chánh thanh tra cùng cấp ra quyết định giải quyết đối với khiếu nại mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp d−ới đã giải quyết nh−ng còn có khiếu nại, trừ những vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài (Điều 20 Nghị định 67/1999/NĐ-CP). Nh− vậy, đối với những loại việc này thì trách nhiệm chính trong việc giải quyết vẫn thuộc cơ quan quản lý cùng cấp, khi cần thiết có thể ủy quyền cho Chánh thanh tra giải quyết. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không đ−ợc ủy quyền cho thanh tra giải quyết trong những tr−ờng hợp sau:

- Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; - Khiếu nại mà thủ tr−ởng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân (nh− của Giám đốc sở, Tr−ởng các phòng ban chuyên môn của ủy ban nhân dân huyện) đã giải quyết nh−ng còn có khiếu nại;

- Những vụ việc khiếu nại phức tạp, đông ng−ời, tồn đọng kéo dàị Chánh thanh tra tỉnh theo ủy quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nh−ng còn có khiếu nạị Quyết định này là quyết định giải quyết cuối cùng.

Tổng Thanh tra nhà n−ớc giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ t−ớng Chính phủ, bao gồm: khiếu nại mà Bộ tr−ởng, Thủ tr−ởng cơ

quan ngang bộ đã giải quyết nh−ng còn có khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng và khiếu nại đặc biệt phức tạp liên quan đến nhiều địa ph−ơng, nhiều lĩnh vực quản lý nhà n−ớc.

Để bảo đảm hiệu lực trong việc ra quyết định giải quyết của Tổng thanh tra nhà n−ớc, Điều 21 của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP quy định: Trong tr−ờng hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Thanh tra nhà n−ớc và Bộ tr−ởng, Thủ tr−ởng cơ quan ngang bộ về việc giải quyết khiếu nại thì Tổng thanh tra nhà n−ớc báo cáo Thủ t−ớng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc ra quyết định giải quyết. Nhằm tăng c−ờng sự chỉ đạo của Thủ t−ớng, Thủ tr−ởng cơ quan quản lý trong việc ủy quyền và đề cao trách nhiệm của thanh tra, pháp luật có quy định: ng−ời ủy quyền phải có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại của ng−ời đ−ợc ủy quyền.

Việc giải quyết khiếu nại theo ủy quyền của các cơ quan thanh tra. Theo tinh thần của Luật khiếu nại, tố cáo thì việc ủy quyền cho Chánh thanh tra cấp huyện, cấp tỉnh và Tổng Thanh tra nhà n−ớc chỉ đ−ợc thực hiện đối với từng vụ việc cụ thể, tức là khi xét thấy cần thiết, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ra văn bản ủy quyền cho Chánh thanh tra cùng cấp, trên cơ sở đó thanh tra tiến hành xem xét giải quyết vụ việc. Còn đối với Tổng Thanh tra nhà n−ớc thì Nghị định 67/1999/NĐ-CP quy định việc ủy quyền đ−ơng nhiên đối với toàn bộ khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ t−ớng Chính phủ. Nh− vậy thực chất không phải là ủy quyền vụ việc mà giao thẩm quyền giải quyết cho Tổng thanh trạ Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến ở một số địa ph−ơng. Nhiều nơi Chủ tịch ủy ban nhân dân ra văn bản chung, giao một số loại việc cho Chánh thanh tra cùng cấp giải quyết. Nh− vậy việc quy định của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP và việc thực hiện ở một số địa ph−ơng không phù hợp với nguyên tắc trong pháp luật quản lý. Vì vụ việc khiếu nại đã thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình, không đ−ợc giao cho cấp d−ới giải quyết.

Trong thực tiễn, việc giải quyết khiếu nại theo ủy quyền của thanh tra đ−ợc tiến hành nh− sau: Cơ quan thanh tra thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, kết luận về vụ việc, từ đó, báo cáo với thủ tr−ởng cơ quan quản lý về h−ớng giải quyết vụ việc. Quyết định giải quyết chỉ đ−ợc thực hiện trên cơ sở có sự nhất trí của thủ tr−ởng cơ quan cùng cấp và quyết định giải quyết đ−ợc ban hành về thể thức là của cơ quan thanh tra, nh−ng thực chất là do thủ tr−ởng cùng cấp quyết định.

Theo quy định, khiếu nại đ−ợc ủy quyền giao cho Thanh tra tỉnh, Thanh tra nhà n−ớc đều là quyết định giải quyết cuối cùng, nên vụ việc th−ờng phức tạp, nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, khi ban hành quyết định giải quyết thì cơ quan thanh tra phải hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ra quyết định mới thay thế cho quyết định giải quyết khiếu nại tr−ớc đó. Do không phải là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính bị khiếu nại, mặt khác cơ quan thanh tra lại không có quyền hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính nên việc ra quyết định giải quyết khiếu nại của thanh tra hiệu lực thi hành thấp, ít đ−ợc các cơ quan cấp d−ới chấp hành. Mặc dù giải quyết của thanh tra đ−ợc Chủ tịch ủy quyền và thực chất là quyết định giải quyết của thủ tr−ởng cấp đó, nh−ng ng−ời dân vẫn không tin t−ởng, yên tâm mà muốn khiếu nại của mình phải đ−ợc chính thủ tr−ởng cơ quan quản lý nhà n−ớc giải quyết. Do đó sau khi đã nhận đ−ợc quyết định giải quyết của cơ quan thanh tra, ng−ời dân vẫn tiếp khiếu lên trên, thậm chí cả khi đã có quyết định giải quyết cuối cùng của thanh tra cấp tỉnh, cấp Trung −ơng. Tình trạng đó làm cho hiệu lực thi hành các phán quyết của cơ quan thanh tra không nghiêm.

Theo báo cáo của thanh tra một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng thì số vụ việc mà thanh tra giải quyết theo ủy quyền không nhiều, chiếm khoảng 5% số vụ việc thuộc thẩm quyền của thủ tr−ởng cùng cấp. Có địa ph−ơng hầu nh− Chủ tịch ủy ban nhân dân không giao cho thanh tra giải quyết nh− Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắc Lắc, Gia Lai, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng… [24, tr. 1].

Một số nơi việc giao giải quyết khiếu nại theo ủy quyền chiếm tỷ lệ rất thấp, Ví dụ nh− thành phố Hải Phòng, năm 1999: 0/468 vụ, năm 2000: 1/282 vụ, năm 2001: 1/204 vụ, năm 2002: 0/114 vụ, năm 2003: 2/141 [24, tr. 2].

Do có việc ủy quyền giải quyết khiếu nại nên một số nơi, chính quyền địa ph−ơng có tình trạng khoán trắng cho cơ quan thanh tra, với tâm lý ngại va chạm, đùn đẩy trách nhiệm nên nhiều cấp có thẩm quyền giao việc giải quyết của mình cho cơ quan thanh trạ Mặt khác các cơ quan thanh tra cũng rất dè dặt trong việc tiếp nhận, giải quyết những khiếu nại do thủ tr−ởng cùng cấp giaọ Nếu có thực hiện thì th−ờng xin ý kiến nhiều lần với chính quyền cùng cấp tr−ớc khi ra quyết định giải quyết hoặc chỉ dám đảm nhận những vụ việc đơn giản, ít phức tạp. Chính vì vậy mà tính tích cực chủ động của thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại giảm đị

Việc giải quyết khiếu nại theo ủy quyền của Tổng Thanh tra nhà n−ớc Mặc dù pháp luật quy định những khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ t−ớng Chính phủ về cơ bản sẽ đ−ợc ủy quyền cho Tổng Thanh tra nhà n−ớc giải quyết. Nh−ng thực tế cho thấy những vụ việc mà Tổng Thanh tra nhà n−ớc giải quyết theo ủy quyền không nhiềụ Theo số liệu tổng hợp của Thanh tra nhà n−ớc thì trong năm 1999 không có vụ việc nào đ−ợc giải quyết theo ủy quyền, năm 2000 có 2 vụ, năm 2001 có 2 vụ, năm 2002 có 2 vụ, năm 2003 có 2 vụ, năm 2004 có 1 vụ. Những khiếu nại mà Thanh tra nhà n−ớc giải quyết theo ủy quyền hầu hết rất phức tạp, bởi nó liên quan tới nhiều cấp nhiều ngành và đã qua nhiều lần giải quyết. Vì vậy, khi Thanh tra nhà n−ớc ra quyết định giải quyết phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ t−ớng Chính phủ, sau khi đã thống nhất với các bộ, ngành, địa ph−ơng và các cơ quan hữu quan. Mặc dù vậy hiệu quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại không cao, số các vụ việc bị khiếu tiếp vẫn xảy rạ

Nhận xét: Nh− vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại theo ủy quyền mà pháp luật giao cho Tổng Thanh tra nhà n−ớc, Chánh Thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện

ch−a phù hợp với thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, ch−a phù hợp với quy định của pháp luật quản lý và sự phân cấp giữa các cơ quan. Vì vậy cần bỏ quy định nàỵ

2.2.3. Việc giải quyết khiếu nại của Tổng Thanh tra nhà n−ớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ởViệt Nam (Trang 53 - 80)