Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ởViệt Nam (Trang 107 - 115)

Để giải quyết tốt khiếu nại hành chính của công dân, không chỉ tăng c−ờng, đề cao vai trò của các cơ quan thanh tra nhà n−ớc, các cơ quan hành chính nhà n−ớc và các quy định về trách nhiệm của các cơ quan này mà về

mặt lâu dài, chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại ở Việt Nam, từng b−ớc mở rộng thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xét xử các khiếu nại hành chính, đồng thời thành lập các cơ quan có chức năng của Quốc hội để giám sát, trực tiếp xem xét, giải quyết các khiếu kiện của công dân. Đây là định h−ớng lâu dài, nh−ng d−ới góc độ nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:

3.3.1. Mở rộng thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân

Trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo h−ớng mở rộng từng b−ớc thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính, phù hợp với điều kiện về con ng−ời và năng lực xét xử Tòa án. Sửa đổi các quy định về tố tụng cho phù hợp với đặc điểm, tính chất xét xử hành chính.

Vừa qua, Quốc hội đã sửa đổi bổ sung Luật đất đai và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính bằng việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án hành chính đối với các khiếu kiện hành chính về đất đai (hiện nay chiếm khoảng 60% khiếu nại hành chính) đã tiếp tục ghi nhận và khẳng định tính −u việt của cơ chế giải quyết bằng con đ−ờng tài phán và đề cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp nàỵ Vì vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác xét xử hành chính của Tòa án nhân dân, từ đó khẳng định tính tích cực của cơ chế tài phán, tiến tới mở rộng từng b−ớc thẩm quyền cho Tòa án trong việc xét xử các khiếu kiện hành chính trong các lĩnh vực khác, để ng−ời dân đ−ợc quyền lựa chọn nhiều ph−ơng thức trong việc giải quyết khiếu kiện của mình.

Cùng với tiến trình cải cách t− pháp, cần đổi mới tổ chức hệ thống tòa án, tiến tới xây dựng hệ thống tòa án theo cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm v.v. Vì vậy Tòa án sẽ độc lập, khách quan, chỉ tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của nhân dân.

Hoàn thiện các quy định pháp luật, tố tụng hành chính, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bảo đảm tố tụng phù hợp với tính chất, đặc điểm của việc xét xử hành chính mà bản chất của nó có nhiều điểm khác với tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động. Bảo đảm cho ng−ời dân đ−ợc bình đẳng với cơ quan hành chính trong việc tham gia tố tụng. Thẩm phán độc lập trong việc đ−a ra các phán quyết cho dù đối t−ợng bị khiếu kiện là ai, ở c−ơng vị công tác nàọ

3.3.2. Nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách của Quốc hội để tiếp nhận và giải quyết các khiếu kiện của công dân

Hiện nay các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn th− khiếu nại của công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại của công dân. Trên thực tế việc thực hiện nhiệm vụ này hiệu quả không cao và ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu mong đợi của nhân dân. Việc đề xuất nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện công tác này đã đặt ra từ lâu và đó là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện naỵ Nhiều nhà lập pháp, nhiều cơ quan chức năng đã đề xuất ra hai ph−ơng án. Ph−ơng án 1: thành lập ủy ban dân nguyện của Quốc hộị Ph−ơng án 2: thành lập Thanh tra Quốc hội [26, tr 2-4].

ủy ban dân nguyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác về khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; Thẩm tra báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chính phủ.

- Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội về khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; giám sát hoạt động của Chính phủ trong việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các ban ngành, các cấp và các địa ph−ơng.

- Tổ chức việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý toàn bộ đơn th− khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính và kiến nghị của công dân gửi đến Quốc hội và các cơ quan của Quốc hộị..

Thành lập Thanh tra Quốc hội: Thành lập Thanh tra Quốc hội với t− cách là một cơ quan độc lập, t−ơng tự nh− Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hoạt động theo luật do Quốc hội ban hành (Luật Thanh tra Quốc hội), chịu trách nhiệm tr−ớc Quốc hộị Thanh tra Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức việc tiếp dân, tiếp nhận đơn th− khiếu nại, tố cáo của công dân gửi tới Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, chuyển đến cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền giải quyết và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tổ chức của các cơ quan công quyền.

Trong hoạt động giám sát đ−ợc thực hiện các quyền thanh tra, điều tra, kiểm tra đối với cá nhân, cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền bị khiếu nạị

- Có quyền yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan.

- Kiến nghị, giải pháp đối với các cơ quan công quyền để khắc phục sai phạm, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu kiến nghị không đ−ợc chấp thuận, Thanh tra Quốc hội trình báo cáo ra ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội để xem xét,

3.3.3. Nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ độc lập với các cơ quan hành chính cấp d−ới để xét xử có hiệu quả các khiếu kiện hành chính

Chúng ta đã có Tòa án hành chính để xét xử các khiếu kiện của công dân bên cạnh các cơ quan hành chính. Tuy nhiên cơ chế này ch−a hoàn toàn chiếm −u thế và phù hợp với xu h−ớng hội nhập phát triển của n−ớc ta với các n−ớc trong khu vực và trên thế giớị Khi chúng ta tham gia Tổ chức th−ơng

mại quốc tế thì cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính đòi hỏi phải có sự đổi mới một cách mạnh mẽ. Vì vậy việc nghiên cứu thiết lập cơ quan tài phán hành chính thuộc cơ quan hành chính nhà n−ớc cao nhất nh−ng độc lập với cơ quan hành chính cấp d−ới cần tiếp tục đặt rạ Vừa qua, trong báo cáo của Thủ t−ớng Chính phủ trình bày tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội XI đã xác định: "Xây dựng đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống hành pháp để tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của dân đối với quyết định của cơ quan hành chính, bảo đảm cho dân đ−ợc tranh tụng bình đẳng, công khai" [2, tr. 20].

Kinh nghiệm của một số n−ớc tiên tiến cho thấy ng−ời ta thiết lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ để giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân. Theo đó, khi có khiếu kiện, cơ quan hành chính không tham gia giải quyết mà cơ quan tài phán sẽ thụ lý giải quyết. Sau khi tiến hành việc giải quyết theo trình tự tố tụng chặt chẽ, cơ quan tài phán sẽ đ−a ra phán quyết buộc cơ quan hành chính đã có sai phạm phải thi hành. Tr−ờng hợp ng−ời dân không đồng ý với phán quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Tòa án. Tòa án sẽ tiếp tục xét xử theo trình tự tố tụng. Thiết nghĩ, thời gian tới chúng ta phải nghiên cứu để thiết lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ, độc lập với cơ quan hành chính cấp d−ới để xét xử các khiếu kiện hành chính. Cơ quan hành chính đã ra quyết định bị khiếu nại không có trách nhiệm giải quyết nữạ Với vị trí này, cơ quan tài phán sẽ độc lập, khách quan để đ−a ra các phán quyết của mình. Đồng thời cơ chế này sẽ đề cao trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc ban hành các quyết định và chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết của cơ quan tài phán. Nh− vậy việc giải quyết khiếu kiện của công dân sẽ đ−ợc tiến hành khách quan, công bằng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Kết luận

Ngay từ khi cách mạng Tháng 8 thành công, nhà n−ớc Việt nam dân chủ cộng hòa đ−ợc thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban thanh tra đặc biệt - tiền thân của cơ quan thanh tra nhà n−ớc, Ban thanh tra đặc biệt có quyền: giám sát tất cả các công việc và nhân viên của ủy ban hành chính và các cơ quan Chính phủ; có toàn quyền nhận đơn khiếu nại của nhân dân. Từ đó, giải quyết khiếu nại nói riêng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra nói chung đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình tr−ởng thành và phát triển của các cơ quan thanh trạ

Trong mỗi giai đoạn cách mạng, cơ cấu tổ chức có những thay đổi nhất định nh−ng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà n−ớc vẫn cơ bản đ−ợc giữ nguyên. Đó là, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị với các cơ quan nhà n−ớc thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà n−ớc; xét giải quyết khiếu nại, tố cáọ Vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại đ−ợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật quan trọng nh− Pháp lệnh thanh tra, Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và những văn bản pháp luật khác. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại hiện nay có sự thay đổi so với các quy định tr−ớc đâỵ Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan thanh tra nhà n−ớc có thẩm quyền, trách nhiệm:

- Tổ chức việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại;

- Tham m−u giúp thủ tr−ởng cơ quan quản lý nhà n−ớc cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại hành chính;

Nhiệm vụ tham m−u trong giải quyết khiếu nại đ−ợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, có giai đoạn các cơ quan thanh tra nhà n−ớc đ−ợc giao nhiệm vụ trực tiếp giải quyết khiếu nại hành chính nh− cơ quan tài phán thuộc hệ thống cơ quan hành chính hoặc giải quyết khiếu nại theo sự ủy quyền của thủ tr−ởng cơ quan quản lý cùng cấp. Quy định đó là định h−ớng đúng nhằm đề cao vai trò của thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính, song ch−a phù hợp với vị trí, vai trò và quyền hạn của thanh tra trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà n−ớc. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 đã có quy định phù hợp hơn. Các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ trọng tâm là thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị thủ tr−ởng cơ quan quản lý nhà n−ớc cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền.

Tổng Thanh tra nhà n−ớc nay là Tổng thanh tra, thành viên của Chính phủ, là ng−ời đứng đầu Thanh tra Chính phủ - cơ quan có chức năng quản lý nhà n−ớc về công tác khiếu nạị Ngoài quyền tham m−u cho Thủ t−ớng Chính phủ trong giải quyết khiếu nại, còn có quyền giải quyết khiếu nại đối với Thủ tr−ởng cơ quan thuộc Chính phủ; giúp Thủ t−ớng Chính phủ trong việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật xâm phạm lợi ích của Nhà n−ớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; giúp Thủ t−ớng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa ph−ơng, nhiều lĩnh vực quản lý nhà n−ớc.

Bên cạnh chức năng tham m−u, các cơ quan thanh tra còn có vai trò quan trọng trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, giúp thủ tr−ởng cùng cấp tổ chức việc tiếp công dân; quản lý nhà n−ớc về công tác giải quyết khiếu nạị

Sự thay đổi quy định về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan thanh tra nhà n−ớc có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của đất n−ớc ta, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà n−ớc

phù hợp với vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà n−ớc và trong cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện naỵ

Với những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, trong những năm qua bằng hoạt động thực tiễn của mình, các cơ quan thanh tra nhà n−ớc đã đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại của công dân, nhất là việc thực hiện chức năng tham m−u giúp thủ tr−ởng cơ quan quản lý cùng cấp trong việc giải quyết một số l−ợng lớn khiếu nại của công dân, góp phần tăng c−ờng trật tự kỷ c−ơng quản lý, ổn định tình hình chính trị, xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Để phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, các cơ quan thanh tra cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa để tăng c−ờng vai trò, trách nhiệm của mình trong giải quyết khiếu nại, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà n−ớc và sự mong đợi của nhân dân. Các cơ quan thanh tra phải quán triệt sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa ph−ơng trong công tác giải quyết khiếu nại, không ngừng kiện toàn tổ chức, tăng c−ờng năng lực, đổi mới ph−ơng thức hoạt động.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật để nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan thanh tra trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại; tham m−u giải quyết khiếu nại; quản lý nhà n−ớc về công tác giải quyết khiếu nạị Song song với đó nhằm cần nghiên cứu để sửa đổi một cách cơ bản các văn bản pháp luật để hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ởViệt Nam (Trang 107 - 115)