Một số kinh nghiệm n−ớc ngoài về giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan thanh tra

Một phần của tài liệu Vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ởViệt Nam (Trang 42 - 48)

nại hành chính của các cơ quan thanh tra

1.4.1. Quan niệm chung của các n−ớc về khiếu nại hành chính ở các n−ớc trên thế giới, mặc dù thiết chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà n−ớc có khác nhau, song từ rất lâu ng−ời ta đã coi trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và xây dựng cơ chế hữu hiệu để giải quyết tốt các khiếu nại nàỵ ở những n−ớc tiên tiến cùng với việc mở rộng dân chủ, thì việc thiết lập cơ chế giải quyết khách quan đối với các khiếu nại hành chính là mục tiêu quan trọng đặt ra đối với Nhà n−ớc.

Khiếu nại hành chính là sự phản ứng, sự không đồng tình của công dân đối với hành vi của cơ quan hành chính, công chức hành chính, khi họ cho rằng đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà n−ớc phải có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết theo đúng thời gian quy định. Khiếu nại của ng−ời dân đối với việc làm của các cơ quan hành chính là hoạt động bình th−ờng tất yếu xảy ra trong quá trình thực hiện chức năng quản lý mọi mặt của đời sống xã hộị Việc giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ của các cơ quan quản lý và phải đ−ợc thực hiện một cách khách quan, công bằng. Thông qua việc giải quyết khiếu nại hành chính, các cơ quan quản lý có điều kiện để thấy đ−ợc những sai lầm, khiếm khuyết trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, từ đó có biện pháp sửa chữa, khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý. Chính vì vậy, nên các n−ớc luôn đặt ra yêu cầu đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu lực giải quyết khiếu nại hành chính. Giải quyết tốt khiếu nại hành chính góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, phát triển kinh tế, chống hiện t−ợng lộng quyền, lạm quyền của các cơ quan nhà n−ớc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm lành lạnh hóa các quan hệ xã hộị

1.4.2. Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở các n−ớc trên thế giới Tuy có sự khác nhau nhất định, song nhìn chung các n−ớc trên thế giới đều duy trì hai ph−ơng thức để giải quyết các khiếu nại hành chính.

Thứ nhất, bằng con đ−ờng hành chính, tức là việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính.

Thứ hai, bằng con đ−ờng tài phán, tức là các khiếu nại hành chính sẽ đ−ợc cơ quan tài phán hành chính giải quyết theo thủ tục tố tụng chặt chẽ.

- Việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính: Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan hành chính khi có khiếu nại xảy ra, các cơ quan này buộc phải giải quyết theo yêu cầu của ng−ời dân. Trong tr−ờng hợp không đồng ý thì ng−ời dân có khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc khởi kiện vụ án tại cơ quan tài phán hành chính. Tuy nhiên, một số n−ớc phát triển

lại cho phép ng−ời dân có quyền lựa chọn khiếu nại trực tiếp với cơ quan hành chính hoặc khởi kiện ngay vụ án tại cơ quan tài phán. Hai cơ quan này có quyền ngang nhau trong việc phán xử đối với loại khiếu nại nàỵ

Để tránh tình trạng xung đột thẩm quyền trong việc giải quyết, các n−ớc đều có quy định chặt chẽ khi giải quyết khiếu nại hoặc xét xử vụ án hành chính hoặc giải quyết khi có tranh chấp thẩm quyền xảy rạ

- Việc giải quyết khiếu kiện của cơ quan tài phán hành chính, đó là việc giải quyết khiếu kiện do Tòa án hoặc cơ quan tài phán hành chính tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng.

Có n−ớc cơ quan tài phán nằm trong hệ thống hành chính, độc lập với cơ quan hành chính cấp d−ới, trực thuộc cơ quan hành chính cao nhất (nh− mô hình của Pháp và các n−ớc theo tr−ờng phái của Pháp). Có n−ớc tòa án hành chính có vị trí độc lập, song song với tòa án t− pháp nh− ở Đức, Thụy Điển, Phần Lan, áọ.. Có n−ớc tòa án hành chính nằm trong cơ cấu của tòa án th−ờng nh− Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Công Gô... Trái lại, các n−ớc theo hệ thống pháp luật Anh, Mỹ thì trong các cơ quan hành chính có cơ quan tài phán hành chính, đồng thời tòa án th−ờng (tòa án t− pháp) đảm nhiệm cả chức năng xét xử hành chính và xét xử các vụ án dân sự, hình sự... (nh− Mỹ, Anh, Ai Len,...). Tuy nhiên, trong các cơ quan hành chính lại có cơ quan tài phán hoạt động nh− cơ chế của tòa án, có quyền đ−a ra phán quyết về các khiếu kiện hành chính thay cho các cơ quan hành chính. Nh−ng hoạt động tuân thủ theo thủ tục tố tụng chặt chẽ, điển hình nh− ở một số bang của Mỹ.

1.4.3. Quy định về giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan thanh tra các n−ớc trên thế giới

Trên thế giới có nhiều mô hình về cơ quan thanh tra, sự đa dạng đó phụ thuộc vào thiết chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà n−ớc và truyền thống pháp lý của mỗi quốc giạ Nhìn chung có 3 loại hình thanh tra phổ biến sau:

- Thanh tra Quốc hội đ−ợc tổ chức rất sớm ở các n−ớc phát triển, tiêu biểu nh− các quốc gia ở Bắc Âu và Nam Mỹ. Thụy Điển là nơi thành lập Thanh tra Quốc hội sớm nhất trên thế giới, khoảng đầu thế kỷ 20, sau đó là Đan Mạch, Canadạ.. Thanh tra Quốc hội thuộc cơ quan quyền lực, đ−ợc thành lập bởi một đạo luật, cơ quan này có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, có quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hành chính. Về nguyên tắc nó có quyền đ−ợc tiếp nhận tất cả các đơn th− khiếu nại đối với hoạt động của cơ quan nhà n−ớc, kể cả khiếu nại của những ng−ời đang bị t−ớc quyền tự do, hoặc hạn chế quyền tự do nh− bị bắt, bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên Thanh tra Quốc hội chủ yếu tiếp nhận và xem xét khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Khi xem xét có quyền tổ chức việc điều tra để làm rõ nội dung vụ việc, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến khiếu nạị Nếu kết luận khiếu nại của ng−ời dân là đúng thì yêu cầu cơ quan hành chính phải sửa chữa, khắc phục. Trong tr−ờng hợp yêu cầu đó không đ−ợc thực hiện, thì Thanh tra Quốc hội áp dụng các biện pháp bằng áp lực của Quốc hội buộc cơ quan hành chính phải thi hành hoặc gửi kết luận của mình đăng trên các báo, hoặc thông báo trên những ph−ơng tiện thông tin đại chúng. Trong quá trình xem xét, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì tiến hành điều tra sơ bộ và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan công tố giải quyết.

- Thanh tra giám sát hành chính: Cơ quan này đ−ợc thành lập ở các n−ớc Châu á, Châu Phi nh− Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập, tuy nhiên mô hình cụ thể ở mỗi n−ớc có khác nhaụ Nó đ−ợc xác định là cơ quan trực thuộc cơ quan hành pháp cao nhất, độc lập với các cơ quan hành chính cấp d−ớị Có chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính, công chức hành chính, bảo đảm sự chấp hành và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh; xem xét giải quyết một số khiếu nại hành chính, các tố cáo về hành vi tham nhũng của công chức.

Nhiệm vụ giải quyết khiếu nại hành chính tập trung chủ yếu vào việc xem xét, xử lý khiếu nại của công chức trong các cơ quan hành chính, còn các

khiếu nại hành chính của công dân thì rất ít đ−ợc xem xét, giải quyết. Trong những tr−ờng hợp đặc biệt thì cơ quan này mới thụ lý, giải quyết. Còn các khiếu nại hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính hoặc tòa án hành chính xem xét, giải quyết.

- Thanh tra chuyên ngành: là loại hình thanh tra đ−ợc thành lập hầu hết ở các n−ớc trên thế giới, song song tồn tại với một số loại hình thanh tra khác (nh− Thanh tra Quốc hội, Cơ quan giám sát hành chính). Cơ quan này đ−ợc thành lập ở các bộ ngành, tùy theo quan điểm mà mỗi n−ớc có thể thành lập ít hay nhiều cơ quan thanh tra chuyên ngành và tổ chức ở các cấp độ khác nhaụ Vì vậy, quy mô tổ chức, số l−ợng nhân viên mỗi loại hình thanh tra chuyên ngành rất khác nhaụ Cộng hòa Pháp là n−ớc có mô hình thanh tra chuyên ngành khá đồ sộ, có đền gần 20 cơ quan với chức năng nhiệm vụ chủ yếu: thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi do bộ, ngành quản lý; kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm. Thanh tra chuyên ngành còn có quyền tiếp nhận và giải quyết một số khiếu nại về việc vi phạm pháp luật trong quản lý về ngành và lĩnh vực và khiếu nại đối với những quyết định xử phạt của thanh tra chuyên ngành. Nhìn chung khiếu nại hành chính của công dân chủ yếu vẫn do các cơ quan hành chính và cơ quan tài phán hành chính tiếp nhận và giải quyết.

1.4.4. Một số vấn đề rút ra để nghiên cứu, vận dụng vào Việt Nam - Khiếu nại hành chính là việc làm thông th−ờng để ng−ời dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại là tình trạng tất yếu xảy ra trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà n−ớc.

- Các cơ quan hành chính là ng−ời đã có quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính nên phải có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết các khiếu nại của công dân theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời gian quy định.

- Có nhiều cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đ−ờng hành chính hoặc bằng con đ−ờng tài phán (hoặc Tòa án). Việc giải quyết của cơ quan hành chính vẫn là chủ yếu, cơ bản, có tính chất quyết định và hiệu quả thi hành caọ Do đó, cần phải tăng c−ờng trách nhiệm để các cơ quan này ngày càng giải quyết tốt hơn, hiệu quả hơn các khiếu nại hành chính của công dân. Cơ quan hành chính đã gây ra thiệt hại cho ng−ời dân thì phải bồi th−ờng và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà công chức đã gây ra thiệt hại có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Các cơ quan thanh tra với nhiều cách thức tổ chức khác nhau song có vai trò lớn trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan hành chính, công chức hành chính, có quyền tiếp nhận, xem xét, giải quyết một số khiếu nại hành chính nhất định. Qua đó kịp thời phát hiện những sơ hở yếu kém trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành chính, kiến nghị những biện pháp khắc phục, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý.

- Cần nghiên cứu nhằm tăng c−ờng năng lực, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính, đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ quan tài phán hành chính để bảo đảm tính độc lập, khách quan trong việc xét xử các vụ án hành chính ở n−ớc ta trong thời gian tớị

Ch−ơng 2

Thực trạng việc thực hiện vai trò

của các cơ quan Thanh tra nhà n−ớc trong giải quyết khiếu nại hành chính ở n−ớc ta từ năm 1998 đến nay

Một phần của tài liệu Vai trò của các cơquan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ởViệt Nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)