Vấn đề ý thức trách nhiệm trong việc tham gia xét xử của

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 70 - 71)

nhân dân

Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa là những ngƣời hoạt động trong các ngành nghề, vị trí xã hội khác nhau: giáo viên, kỹ sƣ, tổ trƣởng dân phố,…họ có hiểu biết pháp luật để đảm bảo tính dân chủ, mang suy nghĩ của quần chúng nhân dân tới chốn pháp đình. Nhƣng thực tế là các Hội thẩm nhân dân trình độ hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật tố tụng còn thấp. Nhƣng điều đáng trách hơn ở họ là thái độ chai lỳ, dửng dƣng, bàng quan với công việc, trách nhiệm của mình. Tham gia phiên tòa cho đủ lệ, ngồi vào ghế cho có đủ ngƣời chứ không lắng nghe để hiểu, để đồng cảm đƣợc với những bức xúc, oan trái, lẽ phải, để có những quyết định trách nhiệm với con ngƣời, với pháp luật và với chính lòng mình. Tiêu biểu cho tình trạng này là một vụ án ly hôn ở một Tòa án cấp huyện: Cả hai bên vợ chồng khăng khăng đổ lỗi cho nhau là nguyên nhân cho gia đình rạn nứt, tan vỡ. Ngƣời vợ nói rất nhiều, đầy uất ức, thậm chí cả những lời ác khẩu về ông chồng thiếu trách nhiệm với vợ con, gia đình, sớm ngày lô đề, bài bạc. Chủ tọa cố giải thích, làm thao tác hòa giải giữa hai vợ chồng nhƣng ngƣời vợ một mực lắc đầu xin đƣợc chia tay. Vị Hội thẩm nhân dân với mái tóc bạc đã không nín nhịn nổi, ông đập tay xuống bàn và quát lớn: “Chị kia, chị im mồm đi. Nhiều lời, đanh đá như thế nó bỏ là phải”. Thế là phần hoà giải bất thành, hai bên thuận tình ly hôn. Vị Hội thẩm vẫn khoan khoái với công sức giúp đẩy việc xét xử kết thúc nhanh chóng. Nhƣng không biết sau đó, vị Hội thẩm này có còn ngồi ghế Hội thẩm trong phiên tòa nào nữa không(18).

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do bản thân Hội thẩm chƣa tự mình thấy trách nhiệm là phải luôn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử; chƣa thấy hết vị trí, vai trò và quyền hạn của mình khi tham gia xét xử, từ đó chƣa mạnh dạn tranh luận, đƣa ra quyết định và chịu trách nhiệm trƣớc quyết định của mình. Vì vậy, bản thân Hội thẩm cần phải không ngừng nâng cao trình độ kiến thức pháp luật ở các lĩnh vực cũng nhƣ nghiệp vụ xét xử để ngang tầm với Thẩm phán. Từ đó khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình đa đƣợc pháp luật quy định “Khi xét xử Hội thẩm ngang

quyền với Thẩm phán”, dám tranh luận, dám bảo lƣu ý kiến, dám đƣa ra quyết định,

mới đƣợc nâng cao, quan niệm “Hội thẩm chỉ là hình thức” sẽ không còn lƣu giữ trong tâm niệm mọi ngƣời.

Nguyên nhân tiếp theo cần phải đề cập tới là chế độ chính sách đối với Hội thấm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w