Vấn đề trình độ, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm đối với công việc của

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 60 - 63)

việc của Thẩm phán

Vấn đề lo ngại đối với Thẩm phán không chỉ dừng lại ở việc thiếu số lƣợng mà vấn đề về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán cũng đang đƣợc đặt ra trƣớc yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của cải cách tƣ pháp và hội nhập quốc tế. Do trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán về ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế còn nhiều hạn chế, trong khi đó đã bắt đầu phát sinh nhiều loại vụ án phức tạp cả về hình sự, dân sự, kinh doanh - thƣơng mại, lao động có yếu tố nƣớc ngoài(10). Tình trạng Thẩm phán còn thiếu năng lực chuyên môn dẫn đến tình trạng án sai, án hủy là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện tƣ pháp kéo dài. Thống kê thực tế trong năm 2008 cho thấy, số Thẩm phán chƣa có bằng Cử nhân Luật vẫn còn chiếm khoảng 5%. Hơn nữa trình độ Thẩm phán ở các vùng cũng khác nhau, số Thẩm phán có quá trình đào tạo chính quy, cơ bản về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ xét xử chỉ chiếm tỉ lệ 40% tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn. Số Thẩm phán có trình độ sau Đại học hoặc đào tạo, bồi dƣỡng, tu nghiệp ở nƣớc ngoài còn ít. Kiến thức về pháp luật quốc tế, trình độ và khả năng ngoại ngữ, tin học đối với Thẩm phán các cấp còn yếu. Chính vì sự yếu chất lƣợng, thiếu về số lƣợng khiến công tác xét xử

có nhiều hạn chế. Đánh giá về công tác bổ nhiệm Thẩm phán trong năm 2008 cho

sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan trên mức trung bình của toàn ngành (án hình sự 0,6%, dân sự 1,7%)(11).

Nhƣ vậy, bên cạnh một số Thẩm phán vì động cơ vụ lợi nên đã bị xử lý trách nhiệm hình sự thì vẫn còn một số Thẩm phán chƣa thực sự có trách nhiệm với công việc. Nhiều Thẩm phán không chịu cập nhật các Luật, văn bản dƣới Luật, hƣớng dẫn của ngành nên đã đƣa ra những phán quyết sai lầm. Tiêu biểu là một vụ án tại Lâm Đồng: Trƣớc đây, bị cáo Võ Đào Vĩnh Hùng và nạn nhân hoàn toàn không có mâu thuẫn gì với nhau. Một hôm Hùng đến chỗ nạn nhân chơi. Vừa đến, Hùng thấy nạn nhân đang rƣợt đuổi, xô đẩy ngƣời khác. Chƣa hiểu sự việc ra sao, Hùng đã rút ngay lƣỡi lê đâm nạn nhân chết. Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng áp dụng khoản 2 Điều 93

Bộ luật hình sự (có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù) để xử phạt bị cáo về tội giết ngƣời. Phán quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng là hoàn toàn sai luật. Rõ ràng ở đây Hùng chƣa hề biết gì về sự việc nhƣng lại dùng ngay dao lê đâm chết nạn nhân. Hành vi này phải bị xem là phạm tội “có tính chất côn đồ” mà theo hƣớng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao đã đề cập. Đây là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự (khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) nên sau đó Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phải sửa án sơ thẩm theo hƣớng này(12).

Một sai sót khác mang tính chủ quan của Thẩm phán là lƣợng hình không tƣơng

xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, từ đó đã xử phạt quá nhẹ. Chẳng hạn nhƣ một vụ án ở Bình Dƣơng: Bị cáo Phạm Văn Công và nạn nhân không hề quen biết. Khi đi ngang qua lầu 4 kí túc xá Trƣờng đại học dân lập Bình Dƣơng, nạn nhân nhờ Công nhặt giùm đồ cho mình nhƣng Công không nhặt. Bực mình, nạn nhân nói: “Đồ không phải đàn ông”. Nghe vậy, Công nổi nóng dùng tay xiết cổ nạn nhân cho đến chết, mang xác đi giấu và lấy vòng vàng của cô này. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dƣơng tuyên phạt Công 15 năm tù về tội giết ngƣời và 3 năm tù về tội cƣớp tài sản. Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định bị cáo Công phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do phạm vào hai tình tiết tăng nặng định khung theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự: “có tính chất côn đồ; giết người mà

ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng”. Vì thế Tòa phúc thẩm Tòa án nhân

dân tối cao và tăng mức hình phạt lên án chung thân .

Ngoài ra, còn có nhiều vụ tiêu cực khác trong việc xét xử của Thẩm phán đã bị báo chí và dƣ luận xã hội lên án. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp của bà Trần Thị Hoàng Anh, chủ một cửa hàng kinh doanh. Do quá bức xúc về việc bị Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tịch thu hàng hóa nên bà đã kiện cơ quan này ra Tòa. Thế nhƣng, phải mất 2 năm trời vụ án mới đƣợc đƣa ra xét xử và phải mất thêm 2 năm nữa với 3 lần xét xử bà mới đòi đƣợc số tiền bồi thƣờng 50 triệu đồng. Đầu năm 2007, dƣ luận không khỏi bàng hoàng trƣớc vụ bà Nguyễn Thị Cẩm Thu - nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang - lớn tiếng với đƣơng sự trong vụ án mà mình đang giải quyết: “Muốn khiếu nại thì lên Tòa tối cao mới thắng chứ ở đây không thắng kiện được đâu. Luật là cái gì? Đi tòa tối cao thì cũng phải quà

cáp, bao thư. Bản thân tôi làm trong ngành Tòa án muốn gặp người trong Tòa án tôi cũng phải đưa bao thư”(14)...

Có thể thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do chúng ta chƣa có một cơ chế đào tạo Thẩm phán thống nhất, toàn diện. Trình độ nghiệp vụ

của Thẩm phán chƣa cao nên chƣa thể thực sự độc lập trong xét xử, còn lệ thuộc vào các kết quả điều tra. Hơn nữa, giữa các Thẩm phán trong cùng một Hội đồng xét xử, trình độ chuyên môn, năng lực xét xử, kinh nghiệm công tác khác nhau nên nhiều khi có sự phụ thuộc, ỷ lại của Thẩm phán này vào Thẩm phán kia. Do đó, việc xây dựng một cơ chế đào tạo đồng bộ, toàn diện cho các Thẩm phán là cần thiết trong tình hình hiện nay. Theo ngƣời viết, để nâng cao năng lực xét xử của đội ngũ Thẩm phán, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao thì phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo Thẩm phán. Song chúng ta phải quy định quy trình đào tạo Thẩm phán thật công phu và chặt chẽ để đảm bảo cho các Thẩm phán có đủ khả năng và phẩm chất của ngƣời đại diện và bảo vệ công lý, đủ trình độ giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động,...phức tạp, đặc biệt là các vụ án có yếu tố nƣớc ngoài. Để làm đƣợc điều này ngành Tòa án cần cử các Thẩm phán đi đào tạo thạc sĩ dài hạn ở nƣớc ngoài, tổ chức nhiều hội thảo trong nƣớc để tập huấn cho các Thẩm phán, cán bộ ngành. Ngoài ra, ngành Tòa án cần tổ chức những đoàn Thẩm phán khảo sát và tập huấn ngắn hạn ở nƣớc ngoài để tìm hiểu kinh nghiệm pháp luật nƣớc ngoài trong việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại, ban hành bản án...

Nguyên nhân tiếp theo có thể là do cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán hiện nay vẫn chƣa tạo cơ hội cho ngƣời có phẩm chất, năng lực trong hệ thống chính trị trở thành

(13) Nguồn: http://vietnamese-law- consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?

action=shownews&category=&id=69&topicid=1330 (14) Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 44(880)- 2007 ngày 25/10/2007

luật, hiện nay có hai cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán: một là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phƣơng; hai là Chủ tịch nƣớc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, cơ chế thứ hai chƣa phát huy đƣợc vai trò của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội với tƣ cách là cơ quan thể hiện chủ quyền nhân dân, chƣa gắn công tác giám sát tƣ pháp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với công tác cán bộ của cơ quan tƣ pháp. Vì thế, cần thiết phải có sự điều chỉnh theo hƣớng giao cho Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sở dĩ cần có sự điều chỉnh này vì hiện nay Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội là cơ quan quyết định biên chế, chế độ tiền lƣơng của ngành Tòa án, quyết định một số Thẩm phán làm thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thực hiện giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao giữa hai kỳ họp Quốc hội.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w