Xét xử là chức năng của Tòa án đã đƣợc quy định trong Hiến pháp. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy có rất nhiều các yếu tố tác động làm ảnh hƣởng đến các phán quyết của Tòa án. Và một trong số đó là hiện tƣợng can thiệp của chính quyền địa phƣơng, của tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử. Điển hình cho thực trạng này là vụ án chia chác đất đai ở thị xã Đồ Sơn - thành phố Hải Phòng. Cụ thể, việc Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng tuyên phạt 3 bị cáo Vũ Đức Vận, Hoàng Anh Hùng, Lƣu Kim Thái mức án cảnh cáo, phạt 50.000 đồng là quá nhẹ, không đúng với tính chất mức độ phạm tội do 3 bị cáo gây ra. Đồng thời lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng thừa nhận có sai phạm trong quá trình xét xử, chƣa nhận thức và đánh giá đúng về vụ án nên đã có bản án gây bất bình trong dƣ luận. Theo báo cáo của lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng thì có sự “can thiệp” của lãnh đạo thành phố vào quá trình xét xử. Cụ thể, trƣớc khi đƣa ra xét xử vụ án trên, tại một cuộc họp, Bí thƣ Thành ủy Hải Phòng đã có ý kiến về việc giải quyết vụ án: “Khi quyết định hình
phạt đối với các bị cáo cần xem xét toàn diện và bảo đảm mặt bằng so với các vụ việc tương tự đã giải quyết tại địa phương và trên toàn quốc...”. Để cụ thể nội dung này, Bí thƣ Thành ủy còn đƣa ra một minh chứng mang tính gợi ý: “Ví dụ vụ án xảy ra ở lòng hồ Trị An không xử lý hình sự”. Sau đó, Bí thƣ Thành ủy Hải Phòng khẳng định mang tính chỉ đạo: “Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể xử phạt các bị cáo dưới mức khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 281 Bộ luật Hình sự...”.Không hiểu Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng có bị chi phối bởi sự can thiệp trên hay không? Chỉ biết bản án đƣợc tuyên khá khớp với ý kiến chỉ đạo của
dân Tối cao và Bộ Công an, liên ngành Nội chính Trung ƣơng thống nhất nhận định: Việc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có văn bản gửi Tòa án nhân dân thành phố can thiệp vào quá trình xét xử là không đúng quy định. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (15).
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do các Tòa án địa phƣơng đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân quan tâm theo hƣớng tích cực và đúng quy định của pháp luật đến công tác tƣ pháp thì Tòa án nơi đó có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện nhiệm vụ xét xử đƣợc giao. Ngƣợc lại, nơi nào cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân không quan tâm đúng mức tới công tác Tòa án hoặc để xảy ra tình trạng buông lỏng sự chỉ đạo, giám sát hay can thiệp quá sâu vào việc xét xử của Tòa án thì công tác Tòa án gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền quản lý và thẩm quyền tố tụng trong các cơ quan Tòa án cũng chƣa thật sự rõ ràng. Một số Thẩm phán khi xét xử vẫn chƣa hoàn toàn độc lập, vẫn còn việc lãnh đạo nghe báo cáo án, định hƣớng đƣờng lối xét xử, nhƣ vậy phần nào đã ảnh hƣởng đến nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Những quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ƣơng Đảng về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã có những định hƣớng khắc phục tình trạng này nhƣ sau:
Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tƣ pháp và các cơ quan tƣ pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục tình trạng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tƣ pháp. Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án trên cơ sở đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Muốn vậy, cần tăng cƣờng hoạt động kiểm tra của Đảng, công tác cán bộ Đảng, kết hợp với hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, của Hội thẩm nhân dân trƣớc nhân dân và trƣớc Đảng.
Về mặt tổ chức, Tòa án các cấp càng ít phụ thuộc vào các cơ quan hành chính thì càng đảm bảo sự độc lập khi xét xử. Cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án sẽ có Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa án phúc thẩm, Tòa án thƣợng thẩm và Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao năng lực giải quyết án, tăng cƣờng tính độc lập của
mỗi cấp Tòa án thì cần để cho các Tòa thƣợng thẩm có một vị trí pháp lý độc lập,
này, Tòa án nhân dân tối cao không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm nhƣ hiện nay; việc xét xử phúc thẩm sẽ do Tòa án thƣợng thẩm thực hiện; Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan duy nhất thực hiện việc giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định
của Tòa án nhân dân các cấp. Đối với các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Hội đồng Thẩm phán và Chánh án Tòa án Tòa án nhân dân tối cao thì về cơ bản vẫn giữ nguyên nhƣ quy định hiện hành.
Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng làm ảnh hƣởng đến tính độc lập khi xét xử của Thẩm phán là thủ tục xét xử của Tòa án. Hiện nay, thủ tục xét xử ở nƣớc ta chủ yếu là thủ tục xét hỏi. Thực tiễn xét xử cho thấy thủ tục này đã làm cho Tòa án có xu hƣớng lệ thuộc vào các kết quả điều tra, bản cáo trạng của Viện kiểm sát trong việc xét xử các vụ án hình sự. Từ đó dẫn đến hiện tƣợng là “án bỏ túi” xuất hiện ở Tòa án nƣớc ta, theo đó Tòa án thƣờng coi những kết quả điều tra là kết quả cuối cùng của vụ án, tức là khi đƣa vụ án ra xét xử thì phán quyết đã đƣợc định sẵn. Vì thế cho nên thực tế xét xử chứng minh rằng: đáng lẽ Kiểm sát viên phải là ngƣời bảo vệ bản cáo trạng tại phiên tòa thì lại là ngƣời chứng kiến Hội đồng xét xử ra sức bảo vệ bản cáo trạng cho Viện kiểm sát, còn Kiểm sát viên thì ngồi chứng kiến sự việc đó. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, cần kiên quyết đổi mới thủ tục tố tụng tại phiên tòa theo hƣớng chuyển từ thủ tục xét hỏi sang thủ tục tranh tụng. Theo nguyên tắc tranh tụng, một bên là Kiểm sát viên (bên buộc tội), một bên là bị cáo và luật sƣ (bên gỡ tội) là các bên bình đẳng, còn Hội đồng xét xử là trọng tài trung tâm. Hội đồng xét xử chỉ giữ vai trò là ngƣời điều khiển phiên tòa, giữ gìn trật tự phiên tòa, quyết định cho ai hỏi, chỉ xét hỏi khi thấy thật cần thiết. Hội đồng xét xử phải giữ vai trò là trọng tài giữa các bên tranh tụng: nghe ý kiến tranh luận giữa Kiểm sát viên và luật sƣ cùng những ngƣời tham gia tố tụng, trên cơ sở đó xem xét và căn cứ vào pháp luật mà ra đƣa ra phán quyết.
Ngoài ra, nhiệm kỳ của Thẩm phán cũng là một nhân tố đặc biệt quan trọng
ảnh hƣởng đến sự độc lập xét xử của Thẩm phán. Nhiệm kỳ dài làm cho Thẩm phán yên tâm công tác, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong xét xử, không bị ảnh hƣởng từ các áp lực bên ngoài. Hiện nay, nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm là chƣa thật sự hợp lý. Bởi vì, hoạt động xét xử là một hoạt động mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi thời gian tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện phẩm chất lâu dài. Vì vậy, nên kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán để giảm bớt sự phiền phức của việc làm hồ sơ, thủ tục tái bổ nhiệm và khuyến khích các Thẩm phán yên tâm công tác, cố gắng trao dồi đạo đức và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng và chất lƣợng xét xử của họ.
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN