Tiêu chuẩn Thẩm phán

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 29)

Thẩm phán là một công dân, một cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nƣớc. Đồng thời theo quy định của pháp luật hiện hành Thẩm phán là một chức danh tƣ

những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà pháp luật quy định. Theo Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 thì những tiêu chuẩn đó là: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán”.

Theo quy định trên, một ngƣời để đƣợc tuyển chọn làm Thẩm phán thì trƣớc tiên ngƣời đó cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về Quốc tịch, lòng yêu nƣớc và phẩm chất đạo đức. Vậy các tiêu chuẩn: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” cần đƣợc hiểu một cách cụ thể và đầy đủ nhƣ sau(2):

 Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

 Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trƣơng của Đảng và các chính sách của Nhà nƣớc, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;

 Kiên quyết đấu tranh chống lại những ngƣời, những hành vi có hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân;

 Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền;

 Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý;

 Không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 2 Chƣơng I của Quy định số

75/QĐ-TW ngày 25/4/2000 của Bộ Chính trị(3)( Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng);

 Không làm những việc quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002. Những việc này bao gồm:

 Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không đƣợc làm;

(2) Điểm 2 Mục I Thông tƣ liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

 Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hƣởng của mình tác động đến ngƣời có trách nhiệm giải quyết vụ án;

 Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ đƣợc giao hoặc không đƣợc sự đồng ý của ngƣời có thẩm quyền;

 Tiếp bị can, bị cáo, đƣơng sự hoặc ngƣời tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

 Chƣa bao giờ bị kết án (kể cả trƣờng hợp đã đƣợc xóa án tích).

Thẩm phán là ngƣời thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án. Cho nên Thẩm phán phải có sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật để ra quyết định chính xác, khách quan và phù hợp với quy định của pháp luật. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định tiêu chuẩn về kiến thức pháp lý của Thẩm phán phải là cử nhân luật, đồng thời còn phải đƣợc đào tạo về nghiệp vụ xét xử. Quy định “Có trình độ cử nhân luật” đƣợc hiểu là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trƣờng đại học trong nƣớc có chức năng đào tạo đại học về chuyên ngành luật theo quy định cấp; nếu văn bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do cơ sở đào tạo của nƣớc ngoài cấp, thì văn bằng đó phải đƣợc công nhận ở Việt Nam theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam. Và quy định “Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử” nghĩa là phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tƣ pháp cấp; nếu là chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của nƣớc ngoài cấp thì phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam công nhận(4).

Thẩm phán là ngƣời xét xử chuyên nghiệp, là ngƣời đƣa ra những phán quyết có tính chất quyết định đến nội dung của từng bản án. Do đó, ngoài tiêu chuẩn về Quốc tịch, lòng yêu nƣớc, phẩm chất đạo đức, kiến thức pháp lý và nghiệp vụ xét xử của mình, Thẩm phán còn phải có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử và có sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Theo quy định của pháp luật thì những quy định này đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau(5):

 “Thời gian làm công tác pháp luật” là thời gian công tác kể từ khi đƣợc xếp vào một ngạch công chức bao gồm Thƣ ký Tòa án, Thẩm tra viên, Chấp hành viên, Chuyên viên hoặc Nghiên cứu viên pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Công chứng

viên, Thanh tra viên, cán bộ bảo vệ an ninh trong Quân đội, cán bộ pháp chế, giảng

(4) Điểm 3 và Điểm 4 Mục I Thông tƣ số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

(5)

Luật sƣ cũng đƣợc coi là "thời gian làm công tác pháp luật".

 “Có năng lực làm công tác xét xử” là có khả năng hoàn thành tốt công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tƣơng ứng mà ngƣời đó có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý công chức hoặc có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị đƣợc công bố hoặc đƣợc áp dụng vào thực tiễn.

 “Có sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao” là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hƣởng trực tiếp đến tƣ thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của ngƣời Thẩm

phán.

Trong trƣờng hợp một ngƣời đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật, nhƣng chƣa có quyết định giải quyết cuối cùng của ngƣời hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thì chƣa có đủ điều kiện để có thể đƣợc đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.

Nhƣ vậy, ngƣời Thẩm phán ngoài việc phải có những kiến thức chuyên môn giỏi, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, họ cần phải có những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực và có tình ngƣời. Những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội cho phép ngƣời Thẩm phán xử lý vụ án đúng pháp luật và có tính thuyết phục và bản án đƣợc tuyên trong trƣờng hợp này đƣợc rộng rãi quần chúng chấp nhận. Phẩm chất trung thực của ngƣời Thẩm phán là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi con ngƣời nói chung và đối với mỗi Thẩm phán nói riêng. Trung thực, trƣớc hết là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lý trong các quan hệ xã hội. Do đó, trung thực nghĩa là dũng cảm và ngay thẳng mà không cứng nhắc, bảo thủ. Nhƣng một Thẩm phán khi quyết định một hình phạt không thể có đƣợc một sự tính toán chính xác về mặt lý trí cũng nhƣ về toán học. Trong trƣờng hợp này sự công minh và tình ngƣời giúp Thẩm phán hành động đúng.

Những ngƣời đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 thì có thể đƣợc xem xét tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. Tuy nhiên không phải một ngƣời đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đó thì sẽ đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án các cấp. Đối với ngƣời chƣa có thời gian làm Thẩm phán Tòa án nhân dân (lần đầu đƣợc đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán) để có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án cấp nào thì ngƣời đó còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn cụ thể sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002, có thời gian làm công tác pháp luật từ

4 năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực, thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; nếu ngƣời đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực(6).

 Đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu: ngƣời đó phải có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 và đã là Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực ít nhất là 5 năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; nếu ngƣời đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu. Trong trƣờng hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, ngƣời có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án

nhân dân 2002 và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; nếu ngƣời đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu(7).

 Đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ƣơng: ngƣời đó phải có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 và đã là Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu ít nhất là 5 năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ƣơng, thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu ngƣời đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ƣơng. Trong trƣờng hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, ngƣời có đủ tiêu chuẩn quy định

tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 và

(6) Điều 20 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002

giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ƣơng, thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu ngƣời đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ƣơng(8).

Mặt khác, pháp luật cũng quy định những trƣờng hợp ngoại lệ cho những ngƣời đang công tác trong ngành Tòa án nhân dân hoặc những ngƣời do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Tòa án nhân dân. Đó là trong trƣờng hợp họ chƣa có đủ thời gian làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp dƣới hoặc chƣa có đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhƣng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại

Điều 20 hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002, thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu ngƣời đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực hoặc Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc Thẩm phán Tòa án quân sự trung ƣơng(9).

Trong trƣờng hợp đặc biệt, ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Tòa án nhân dân, tuy chƣa có đủ thời gian làm công tác pháp luật, chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ xét xử, nhƣng có đủ các tiêu chuẩn khác theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 thì có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. Trƣờng hợp đặc biệt ở đây là trƣờng hợp nếu ngƣời đó đƣợc bổ nhiệm làm Thẩm phán thì sẽ bổ nhiệm họ làm Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp đó(10).

Đối với ngƣời đang là Thẩm phán đƣợc bổ nhiệm trƣớc ngày 15 tháng 10 năm

2002 chƣa có trình độ cử nhân luật, chƣa có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ xét xử mà có đủ các tiêu chuẩn khác theo quy định của Pháp lệnh thì chỉ có thể đƣợc tuyển chọn và bổ nhiệm lại làm Thẩm phán Tòa án cấp đó, nhƣng trong nhiệm kỳ mới phải học

tập để có trình độ cử nhân luật(11).

(8) Điều 22 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002

(9) Điều 23 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002

(10) Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 131/ 2 0 0 2 / N Q - U B T V Q H 1 1 về việc thi hành Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; và Điểm 1 Mục I Thông tƣ liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh

 Thủ tục tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán

Một ngƣời muốn đƣợc tuyển chọn làm Thẩm phán thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên, ngƣời đó còn phải đƣợc Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm. Theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 thì Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm có:

 Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ƣơng;

 Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện;

 Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực.

Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 29)