Thực trạng về trình độ, năng lực chuyên môn của Hội thẩm nhân dân là vấn đề cần đƣợc quan tâm hiện nay. Có những trƣờng hợp Hội thẩm nhân dân không nắm chắc thủ tục tố tụng, pháp luật về nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ, phƣơng pháp xét hỏi tại phiên tòa, nên dẫn đến việc có Hội thẩm hàng năm không tham gia xét xử đƣợc vụ án nào hoặc khi họ đƣợc mời tham gia phiên tòa thì dùng những lý do khác để từ chối. Thực tiễn xét xử còn cho thấy, nhiều vị Hội thẩm chỉ hỏi những tình tiết quá đơn giản, không giúp nhiều cho việc làm sáng tỏ bản chất vụ án, hoặc có những vị Hội thẩm chỉ hỏi những câu mang tính nhắc lại, khẳng định lại khi những thành viên khác đã hỏi. Nhiều vị còn muốn khẳng định chức năng nhiệm vụ của mình bằng cách tiến hành giải thích pháp luật tại phiên tòa, tuy vậy, nhiều sự giải thích lại có phần thiếu chính xác. Tiêu biểu cho thực trạng này là vụ án sau: trong một phiên tòa xét xử tội trộm cắp tài sản (quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử, có vị Hội thẩm giải thích với bị cáo rằng: “Việc anh lấy
cắp tài sản của chị A là anh phạm lỗi với Nhà nước, do đó anh phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”. Sự giải thích này hoàn toàn thiếu chính xác. Bởi vì, ai đó lấy cắp tài sản của ngƣời khác, trƣớc tiên ngƣời này xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản của ngƣời bị mất tài sản và quyền sở hữu này đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ, đƣợc pháp luật bảo vệ. Do vậy, nếu có sự xâm phạm, các cơ quan Nhà nƣớc sẽ đứng ra bảo vệ, giải quyết, phán xét. Đáng nói hơn, đã có không ít Hội thẩm còn không xác định chính xác tên gọi của các bị can, bị cáo. Đơn cử nhƣ vụ án hình sự sơ thẩm đƣợc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vào ngày 31/10/2007, tại phần thẩm vấn, những ngƣời tham dự phiên tòa đếm đƣợc không dƣới 10 lần vị Hội thẩm gọi bị cáo đang đứng trƣớc vành móng ngựa là bị can. Vị Hội thẩm này phân tích, giảng giải cho bị cáo những sai trái của mình, nhƣng thay vì tên gọi đúng nhƣ luật định dành cho những ngƣời đứng trƣớc vành móng ngựa là “bị cáo” thì vị Hội thẩm này lại gọi là “bị can”(16).
Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do Tòa án nhân dân chƣa
làm tốt công tác bồi dƣỡng pháp lý, nghiệp vụ và cung cấp văn bản pháp luật cho Hội thẩm nhân dân. Các Tòa án nhân dân địa phƣơng mặc dù đều có tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ Hội thẩm, nhất là các Hội thẩm mới đƣợc bầu nhƣng tài liệu tập huấn không thống nhất, nhiều nơi việc biên soạn giáo trình giảng dạy sơ sài, chủ yếu truyền đạt kinh nghiệm xét xử. Ngƣợc lại có giáo trình
ngày, có nơi làm 3 ngày, có nơi chỉ giới thiệu sơ lƣợc trong một ngày, thậm chí cũng còn một vài đơn vị chƣa tập huấn. Mặt khác, lực lƣợng cán bộ giảng dạy hầu hết là các cán bộ chủ chốt tại các Tòa án, đội ngũ này tuy có bề dày kinh nghiệm xét xử, nắm vững nghiệp vụ nhƣng khả năng sƣ phạm còn hạn chế. Và vì thế hiệu quả giảng dạy cũng không đƣợc nhƣ mong muốn. Về kinh phí phục vụ cho công tác tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân cũng còn nhiều hạn chế. Số kinh phí này nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng thì không đủ. Và việc hỗ trợ kinh phí của chính quyền địa phƣơng cũng tùy thuộc vào khả năng kinh phí của địa phƣơng, sự quan tâm của lãnh đạo địa phƣơng đối với hoạt động của Hội thẩm.
Để giải quyết vấn đề này thì cần phải có kế hoạch bồi dƣỡng, tập huấn hợp lý và đồng bộ cho Hội thẩm nhân dân, cụ thể là:
Thứ nhất, cần mở các lớp bồi dƣỡng Hội thẩm nhân dân theo phƣơng thức mỗi khóa Hội thẩm nên có ít nhất là 2 kỳ (có thể một kỳ tập huấn, một kỳ chuyên đề nghiệp vụ riêng cho Hội thẩm) mỗi kỳ từ 5 đến 7 ngày; có thống nhất giáo trình, tài liệu hƣớng dẫn; cử các Thẩm phán có kinh nghiệm hƣớng dẫn hoặc viết các chuyên đề để Hội thẩm tham gia trao đổi thảo luận. Cần cung cấp cho Hội thẩm một số loại sách chuyên nghiệp, ví dụ nhƣ: Sổ tay Hội thẩm nhân dân, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm, các Bộ luật Hình sự, Dân sự, Lao động, Luật thƣơng mại, hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, các Bộ luật tố tụng hình sự, dân sự….và một số tài liệu cần thiết khác. Các hội nghị tổng kết của các tỉnh, huyện, thị nên mời tất cả Hội thẩm dự để tham gia đóng góp ý kiến và nắm tình
hình chung của hoạt động xét xử ở cấp Tòa án mà mình tham gia.
Thứ hai, cần biên soạn tài liệu bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ thống nhất cho Hội thẩm nhân dân. Để Hội thẩm thực hiện đƣợc nhiệm vụ xét xử, ngoài những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn về ngành nghề, lĩnh vực mà Hội thẩm tham gia hoạt động thì việc đảm bảo cho Hội thẩm có đƣợc những kiến thức cơ bản nhất về hoạt động xét xử cũng là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc bồi dƣỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân cần đƣợc biên soạn thành nội dung chƣơng trình để tất cả những ngƣời đƣợc bầu làm Hội thẩm đều đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ với thời gian ít nhất từ một tháng đến ba tháng. Việc này Bộ tƣ pháp có thể giao cho Học viện tƣ pháp biên soạn nội dung chƣơng trình thống nhất để các địa phƣơng thực hiện. Làm đƣợc nhƣ vậy, nhất định ngƣời làm công tác Hội thẩm sẽ tự tin hơn, vững vàng hơn và chất lƣợng công tác tham gia xét xử tốt hơn.
Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002: “có kiến thức pháp lý” cũng