Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 51)

Hội thẩm nhân dân là những ngƣời kiêm nhiệm giữ nhiệm vụ xét xử không chuyên, chịu sự quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân địa phƣơng theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm. Cũng nhƣ Thẩm phán “Hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được bầu làm Hội thẩm” (Điều 32 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Hội thẩm nhân dân đƣợc thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định kể từ khi nhận đƣợc quyết định phân công xét xử của Tòa án. Quyền hạn của Hội thẩm đƣợc Hiến pháp và pháp luật quy định “khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”; nội hàm của quyền hạn này đã đƣợc cụ thể hóa ở các văn bản quy phạm pháp luật. Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán từ khi đƣợc mời tham gia Hội đồng xét xử đến tất cả các giai đoạn và trong mọi thủ tục tố tụng giải quyết vụ án khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán đƣợc hiểu là thẩm quyền pháp lý của các thành viên Hội đồng xét xử ngang nhau, ý kiến của mọi thành viên Hội đồng xét xử đều đƣợc tôn trọng và có tính chất quyết định nhƣ nhau, những quyền đó đƣợc quy định trong các lĩnh vực sau:

Hội Thẩm có quan điểm độc lập, khách quan, vô tƣ và chuẩn bị tốt cho công tác xét xử. Qua nghiên cứu hồ sơ, Hội thẩm có cơ sở phát hiện những thiếu sót trong hồ sơ và có đánh giá sơ bộ về tính xác thực của chứng cứ … Nếu Hội thẩm thấy còn thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành đƣa vụ án ra xét xử thì có thể đề nghị Thẩm phán

ra quyết định phù hợp với pháp luật. Nếu Hội thẩm nhận thấy chứng cứ không có giá trị chứng minh hoặc thiếu tính chính xác thì nên chủ động đề nghị Thẩm phán trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thu thập thêm chứng cứ.

 Hội thẩm có quyền từ chối tham gia Hội đồng xét xử nếu thấy sự tham gia của mình là không khách quan trong khi giải quyết vụ án.

 Hội thẩm có quyền đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.

 Trong khi nghị án Hội thẩm có quyền thảo luận, tranh luận, tham gia đƣa ra ý kiến quyết định của Hội đồng xét xử. Những ý kiến khác nhau của các thành viên trong Hội đồng xét xử đƣợc ghi lại một cách trung thực, khách quan trong biên bản nghị án, nếu có ý kiến cần bảo lƣu thì đƣợc ghi nhận bằng văn bản riêng và đƣợc lƣu vào trong hồ sơ vụ án.

Hội thẩm phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật, phải tôn trọng nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Hội thẩm có nhiệm vụ vận động giải thích cho nhân dân thực hiện pháp luật, đồng thời đóng vai trò hòa giải viên nhân dân trong việc giữ gìn trật tự xã hội, văn hóa tại địa phƣơng. Hội thẩm còn phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thƣờng xuyên rèn luyện, nâng cao kiến thức, phấn đấu để luôn bảo đảm những tiêu chuẩn khi đƣợc bầu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có ngƣời đƣợc bầu hoặc cử làm Hội thẩm Tòa án nhân dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội thẩm làm nhiệm vụ. Trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có Hội thẩm đó không đƣợc điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trƣờng hợp đặc biệt (Điều 40 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

2002).

Cũng nhƣ các cán bộ, công chức khác, Hội thẩm vẫn phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ-quyền hạn của mình, kể cả trách nhiệm hình sự. Điều 295 Bộ Luật hình sự 1999 đã quy định những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với Hội thẩm vi phạm pháp luật trong hoạt động tƣ pháp: “Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm;

mười lăm năm; Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”. Mặt khác, theo Điều 8 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân

dân 2002 thì: “Thẩm phán, Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán, Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán, Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật”. Quy định này nhằm nhắc nhở các Hội thẩm phải có tinh thần trách nhiệm, phải thận trọng và cân nhắc để phán

quyết sự việc vì lẽ công bằng chứ không vì vị nể hay vụ lợi.

Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án. Kinh phí bồi dưỡng về nghiệp vụ cho Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương” (Khoản 1 Điều 33 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002). Trình độ nghiệp vụ của Hội thẩm đƣợc nâng cao là điều kiện tiên quyết để Hội thẩm thực hiện quyền Hiến định: “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” (Điều 121

Hiến pháp 1992). Đồng thời để tạo điều kiện cho Hội thẩm khi làm nhiệm vụ, Điều 34

Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002 quy định: “Hội thẩm được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử…, Khi làm nhiệm vụ xét xử Hội thẩm được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật”. Hội thẩm sẽ đƣợc hƣởng phụ cấp cho từng phiên tòa, riêng đối với trang phục thì sẽ đƣợc cấp phát vào đầu và giữa nhiệm kỳ để sử dụng theo niên hạn. Mặt khác, nếu “Hội thẩm là cán bộ, công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị” (Khoản 2 Điều 33 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002).

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 3.1. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Trong năm 2008 ngành Tòa án đã tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao; công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án về cơ bản kịp thời, bảo đảm thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật, không có trƣờng hợp nào kết án oan ngƣời vô tội; công tác giám đốc kiểm tra việc xét xử đã đƣợc tăng cƣờng, việc giải quyết khiếu nại tƣ pháp, nhất là giải quyết những khiếu nại bức xúc kéo dài đã có những kết quả tiến bộ rõ rệt; công tác giám đốc thẩm, tái thẩm bƣớc đầu đã có sự chuyển biến tốt về chất lƣợng… Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, năm 2008 toàn ngành thụ lý 273.162 vụ án các loại, giải quyết đƣợc 253.509 vụ (đạt tỷ lệ 93%). Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy là 1,1%, bị sửa là 3,8%. So với cùng kỳ năm trƣớc, số lƣợng vụ án đã thụ lý tăng 5.111 vụ, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,17%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,2%. Đáng chú ý, có một số tòa đã giải quyết 100% số vụ án đã thụ lý nhƣ Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, Điện Biên, Lâm Đồng, Kiên Giang; Tòa án quân sự Quân khu 7... Ngoài ra, việc chấp hành quy định về thời hạn xét xử đƣợc các tòa thực hiện khá nghiêm túc, trong công tác xét xử các vụ án hình sự hầu nhƣ không có án tồn đọng, quá hạn luật định. Một số tòa địa phƣơng đã thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng án dân sự quá hạn nhƣ Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bến Tre, Tiền Giang(1)... Về việc tăng thẩm quyền xét xử cho các Tòa án nhân dân cấp huyện, đến nay đã có 486 đơn vị đƣợc giao thẩm quyền xét xử mới. Dự kiến chậm nhất đến tháng 7-2009, các Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ thống nhất thực hiện tăng thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự theo đúng lộ trình mà Quốc hội đề ra. Trong việc thực hiện Nghị quyết số 388 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về bồi thƣờng cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Tòa án các cấp đã thƣơng lƣợng thành 6/9 trƣờng hợp với tổng số tiền phải bồi thƣờng là 956 triệu đồng, 3 trƣờng hợp còn lại đang tiến hành thƣơng

lƣợng(2). Những thành tích nêu trên thể hiện sự cố gắng, nổ lực của toàn thể đội ngũ

(1) Nguồn: Báo Pháp Luật TPHCM Online, ht tp: // www. ph a plua tt p. vn /n ews/t oa -an / vi ew. a spx?n ews_i d= 236431

Hội thẩm nhân dân.

Tuy nhiên, lãnh đạo ngành Tòa án cũng nhìn nhận vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, thiếu sót trong hoạt động xét xử. Cụ thể là nhiều Tòa án địa phƣơng tồn đọng án dân sự nhiều; chất lƣợng xét xử một số vụ án của tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình hiện nay. Số lƣợng bị cáo bị phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo còn nhiều, trong đó có trƣờng hợp xử án treo sai luật... Bên cạnh đó, toàn ngành vẫn còn 1.400 bản án về dân sự tuyên không rõ ràng, thiếu tính khả thi, gây khó khăn trong công tác thi hành án dân sự. Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn thấp, cá biệt còn có trƣờng hợp đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhƣng sau đó Chánh án lại kháng nghị vì phát hiện có sai lầm nghiêm trọng(3)...

3.2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN

3.2.1. Tình trạng nhiều Thẩm phán vi phạm pháp luật

Theo ông Đặng Quang Phƣơng - Phó Chánh án thƣờng trực Tòa án nhân dân tối cao - vẫn còn tình trạng cán bộ, Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, sa đọa, thoái hóa biến chất. Thống kê của ngành Tòa án trong năm 2007 cho thấy có 35 cán bộ, Thẩm phán bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự(4). Trong năm 2008, vẫn còn nhiều Thẩm phán vi phạm kỷ luật công vụ, phẩm chất đạo đức, cá biệt có vụ vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự. Tòa án các cấp đã giải quyết 100% số đơn tố cáo cán bộ, chuyển cơ quan điều tra xem xét 7 trƣờng hợp, cảnh cáo và buộc thôi việc 45 trƣờng hợp(5).

Điển hình cho trƣờng hợp Thẩm phán vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự là 2 vụ án sau:

 Vụ án thứ nhất là vụ ông Nguyễn Văn Thành - nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang - không tổ chức phiên Tòa xét xử, nhƣng vẫn sáng tác ra bản

án. Với hành vi này, ông Thành bị Tòa án nhân dân tỉnh An Giang tuyên 3 năm tù treo. Đây là mức phạt thấp nhất trong khung hình phạt của tội ra bản án trái luật - điều 296 Bộ luật hình sự hiện hành. Ông Thành cũng bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong các cơ quan nhà nƣớc trong vòng 3 năm kể từ ngày chấp hành xong án tù treo. Theo Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, tại 2 vụ tranh chấp dân sự có lịch xét xử ngày 3/2/2005, dù bị đơn vắng, Hội thẩm nhân dân bỏ ra ngoài nhƣng ông Thành vẫn

tƣởng tƣợng ra phiên xử. Thẩm phán này tự làm biên bản phiên tòa, biên bản nghị án,

(3) Nguồn: Báo Pháp Luật TPHCM Online, ht tp: // www. ph a plua tt p. vn /n ews/t oa -an / vi ew. a spx?n ews_i d= 236431

(4) Nguồn: Đài truyền hình kỹ thuật số VTC Online, h t t p : // v t c . v n / p h a p l u a t/ c h u y e n v u a n / 17290 5 / i nd e x . h t m l (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao không đủ căn cứ chứng minh động cơ vụ lợi của ông Phó Chánh án này. Ông Thành chỉ thừa nhận do số lƣợng công việc nhiều, muốn giải quyết vụ án cho nhanh nên đã ra sáng kiến trái luật. Còn hai vị Hội thẩm nhân dân vì quá lệ thuộc và tin tƣởng vào vị Thẩm phán này nên đã đặt bút ký. Thƣ ký phiên tòa cùng nhân viên hợp đồng vì nể sợ cấp trên mà tiếp tay tội phạm. Vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang chỉ xử lý ông Thành về tội ra bản án trái luật và xử lý hành chính những ngƣời liên quan(6).

 Vụ án thứ hai là vụ Th ẩ m phán nhận hối lộ t r ong vụ án dân sự v à đã bị tuy ê n phạt 15

năm t ù . Con đƣờng vào tù của ông Vũ Văn Lƣơng - nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - bắt nguồn từ một vụ án dân sự mà ông đƣợc giao phân xử. Tháng 2/2008, ông thụ lý vụ kiện tranh chấp gần 3m2 công trình phụ giữa hai hộ gia đình tại nhà số 90 phố Hàng Gai. Theo tố cáo của ngƣời bị kiện là ông Vũ Đình Tiến, trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán Lƣơng đã có hành vi đòi hối lộ. Ba đĩa CD ghi các cuộc trao đổi giữa ông Tiến và ông Lƣơng về việc làm lại hồ sơ theo hƣớng có lợi cho ông Tiến đã đƣợc đƣơng sự gửi tới Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội. Theo đó, ông Tiến sẽ phải đƣa cho Thẩm phán Lƣơng 150 triệu đồng. Tiền đƣa làm 2 lần, đầu tiên là 70 triệu đồng. Ngày 15/6/2008,

tại một nhà hàng trên phố Lý Thƣờng Kiệt, Cơ quan điều tra đã bắt quả tang việc giao nhận số tiền trên. Quá trình xác minh, Cơ quan công an đã làm rõ ông Lƣơng từng gặp riêng đƣơng sự Tiến tại phòng làm việc, trao đổi qua điện thoại, thậm chí còn cho xem trƣớc dự thảo bản án và gợi ý cách giải quyết những bất lợi của ông Tiến để không bị xử thua trong vụ kiện này. Tại phiên tòa xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà

Nội, dù ông Lƣơng một mực bảo không hề có ý định nhận tiền của đƣơng sự nhƣng lý

do của việc ông bất chấp quy định của ngành Tòa án, đạo đức Thẩm phán qua hàng loạt những việc làm trên đã không thể thuyết phục đƣợc Hội đồng xét xử. Song xét do có sự tác động của ông Tiến khiến bị cáo không làm chủ đƣợc bản thân, lại từng có nhiều thành tích trong công tác, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt ông tội nhận hối lộ với mức án 15 năm tù (7).

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. Tình trạng tham nhũng trong xã hội đã làm cho môi trƣờng xét xử chƣa đƣợc trong sạch thực sự. Vẫn còn hiện tƣợng một số Thẩm phán sa sút về phẩm chất, sa đọa, thoái hóa biến chất. Họ sử dụng quyền của Nhà nƣớc giao để làm

công cụ kiếm tiền bất chính, các đƣơng sự vẫn còn tƣ tƣởng trực tiếp hay thông qua

(6) Nguồn: h tt p:// vn expr ess.n et/ Vi etn am / Pha p -l uat/ 2005/10/ 3B9E 2E CF/

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 51)