Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 45 - 48)

Cũng tƣơng tự nhƣ Thẩm phán, một ngƣời muốn đƣợc bầu làm Hội thẩm nhân dân thì họ cũng phải hội đủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà pháp luật đã quy định. Theo Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002, một ngƣời để đƣợc bầu làm Hội thẩm nhân dân thì phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức

pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bầu làm Hội thẩm nhân dân”.

Hội thẩm nhân dân phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến

pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những tiêu chuẩn này đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau(15)

:

 Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

 Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt

cộng đồng;

dân;

 Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền;

 Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý;  Chƣa bao giờ bị kết án (kể cả trƣờng hợp đã đƣợc xóa án tích).

Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là điều kiện không thể thiếu đối với ngƣời Hội thẩm nhân dân. Đó là, những công dân luôn trung thành với Tổ quốc dƣới sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, bảo vệ pháp luật, sẵn sàng chiến đấu hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Khi đã là thành viên của Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực. Phẩm chất đạo đức tốt của ngƣời Hội thẩm nhân dân thể hiện ở chỗ thanh liêm, trung thực, nhân ái, giàu lòng thƣơng ngƣời, sống có đạo lý, có bản lĩnh, dám đấu tranh chống lại cái ác, khiêm nhƣờng. Đồng thời phải có lối sống giản dị, có uy tín trong quần chúng, đƣợc mọi ngƣời tin yêu. Phẩm chất đạo đức tốt của ngƣời Hội thẩm còn đòi hỏi ngƣời đó trọng lẽ công bằng, liêm khiết. Có nhƣ vậy mới giúp ngƣời Hội thẩm vƣơn lên mọi trở ngại khi tham gia hoạt động xét xử.

Khác với Thẩm phán hành nghề chuyên nghiệp, tiêu chuẩn pháp lý của Thẩm phán theo pháp luật phải là Cử nhân luật, có thời gian nhất định công tác pháp luật và đã đƣợc đào tạo về nghiệp vụ xét xử,… Còn Hội thẩm nhân dân không phải là ngƣời xét xử chuyên nghiệp, do đó pháp luật không quy định bắt buộc họ phải là Cử nhân luật mà chỉ cần có kiến thức pháp lý và một số tiêu chuẩn khác. Song do yêu cầu khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số nên Hội thẩm nhân dân phải có kiến thức pháp lý nhất định và có kinh nghiệm, kỹ năng về xét xử. Có nhƣ vậy Hội thẩm nhân dân mới hoàn thành đƣợc trọng trách của mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn “Có kiến thức pháp lý” là phải có trình độ hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định(16). Tuy nhiên, theo quy định này thì tiêu chuẩn về kiến thức pháp lý của Hội thẩm nhân dân vẫn chƣa đƣợc quy định rõ ràng và đầy đủ.

Hội thẩm nhân dân phải là ngƣời luôn nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng

(16) Điểm 2 Mục II Thông tƣ liên tịch số 01/2004/TTLT-TANDTC-UBTWMTTQVN ngày 01 tháng 3 năm 2004 hƣớng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân

nhân dân thực hiện pháp luật, có nhƣ vậy mới tạo đƣợc niềm tin nội tâm của ngƣời Hội thẩm nhân dân cầm cân nảy mực để bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử. Hội thẩm nhân dân phải là ngƣời kiên định, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử, ngang quyền với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư” xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan sai ngƣời ngay, không để lọt tội phạm, giải quyết có lý, có tình, sát thực tế các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính.

Hội thẩm nhân dân phải có uy tín với nhân dân nơi mình cƣ trú, công tác và phải kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và công dân. Hội thẩm là đại diện của các giới, các ngành, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp. Họ có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động. Do đó, trƣớc hết họ phải có uy tín với nhân dân nơi mình cƣ trú và công tác, có nhƣ vậy mới thực hiện đƣợc nhiệm vụ mà nhân dân tin cậy, giao phó. Là ngƣời tham gia xét xử nên Hội thẩm nhân dân phải luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc và nhân dân. Họ không thể do dự, vị nể, lo ngại với bất cứ thế lực nào, luôn phấn đấu để đạt đƣợc công bằng xã hội.

Ngoài ra, Hội thẩm nhân dân còn phải có sức khỏe để bảo đảm hoàn thành

nhiệm vụ đƣợc giao. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn này đƣợc giải thích nhƣ sau: “Phải có sức khỏe về thể chất và tinh thần để hoàn thành nhiệm vụ được giao và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Và ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế

hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Hội thẩm Tòa án nhân dân; Tuổi của Hội thẩm Tòa án nhân dân từ 70 tuổi trở xuống đối với nam và từ 65 tuổi trở xuống đối với nữ”(17).Mặt khác, những ngƣời đang công tác tại các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm

sát, Điều tra, Thi hành án và luật sƣ thì không giới thiệu để bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân(18).

Ở các nƣớc tƣ bản, tiêu chuẩn để trở thành Bồi thẩm viên có phần nghiêm khắc hơn. Chẳng hạn nhƣ ở Pháp, tiêu chuẩn Bồi thẩm viên đƣợc quy định nhƣ sau: là công dân Pháp từ 23 tuổi trở lên; đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền về chính trị, các quyền công dân Pháp; cƣ trú trong quản hạt của Tòa phúc thẩm; đáp ứng những điều kiện về

năng lực chuyên môn và không thuộc trƣờng hợp bất khả kiêm nhiệm. Còn ở Mỹ, để

(17) Khoản 3 Điều 7 quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân 2005 và Điểm 3 Mục 2 Thông tƣ liên tịch số 01/2004/TTLT-TANDTC- UBTWMTTQVN hƣớng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân

20 đến 70, đồng thời phải biết đọc và viết tiếng Anh. Ngoài ra tùy theo pháp luật của từng bang, có bang loại trừ những ngƣời đã phạm một số tội nhất định; và điều quan trọng nhất là Bồi thẩm viên đó không đƣợc che giấu bất cứ một thông tin nào về địa vị công dân, về tiền án, tiền sự của mình.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 45 - 48)