Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 44 - 45)

Chế định Hội thẩm thể hiện tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân thực hiện quyền lực tƣ pháp, đại diện cho nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác pháp lý nhà nƣớc nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng. Pháp luật nƣớc ta đã quy định chế định Hội thẩm nhân dân để nhân dân có thể trực tiếp tham gia hoạt động xét xử của Tòa án, đồng thời thông qua Hội thẩm nhân dân để kiểm tra hoạt động đó. Hội thẩm nhân dân tham gia trực tiếp trong hoạt động xét xử và cùng với Thẩm phán ra những quyết định, bản án đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý. Muốn đƣa ra đƣợc phán quyết, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, công bằng, xử phạt đúng ngƣời, đúng tội, đƣợc quần chúng nhân dân ủng hộ, thì ngƣời làm nhiệm vụ xét xử phải có tâm trong sáng, có tầm nhìn, có bản lĩnh, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Hội đồng xét xử phải có kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tiễn đời thƣờng, có đạo đức và kinh nghiệm hoạt động xã hội. Pháp luật quy định có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xét xử là một sự bổ sung cần thiết cho các lĩnh vực đó.

Hội thẩm nhân dân có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động,

nên Hội thẩm nhân dân hiểu sâu hơn tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt đƣợc dƣ luận quần chúng nhân dân. Khi đƣợc bầu làm Hội thẩm nhân dân, họ không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất ở cơ quan, đơn vị, cơ sở của mình. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, với sự hiểu biết về phong tục, tập quán ở địa phƣơng, Hội thẩm nhân dân sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có đƣợc một phán quyết của Tòa án đúng pháp luật, đƣợc xã hội đồng tình. Mặt khác, kinh nghiệm thực tế cho thấy những ngƣời đƣợc bầu

tín nhiệm. Họ thƣờng là những ngƣời có lối sống gƣơng mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt và là tấm gƣơng trong lao động, công tác. Nhờ sự tham gia xét xử của Hôi thẩm nhân dân nên uy tín của cơ quan xét xử ngày càng đƣợc nâng cao và đƣợc nhân dân tín nhiệm, ủng hộ.

Vai trò của Hội thẩm nhân dân không chỉ dừng lại ở việc tham gia hoạt động xét

xử và đƣa ra phán quyết đúng pháp luật mà còn có ý nghĩa to lớn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Dƣ luận công chúng luôn luôn ủng hộ những quyết định đúng đắn của Tòa án nhân dân. Bằng vai trò cá nhân, Hội thẩm nhân dân đóng góp nhất định trong việc giữ gìn tình làng nghĩa xóm, ổn định xã hội, phòng chống tội phạm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN (Trang 44 - 45)