III. Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam
1.4.3. Những vấn đề đặt ra
Siêu thị ra đời đã giúp cho ng−ời tiêu dùng Việt Nam làm quen với một hình thức mua sắm mới, nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc mua sắm ở các cửa hàng hoặc các chợ truyền thống, văn minh và thoải mái hơn so với các cửa hàng bách hoá, các cửa hiệu độc lập. Tuy nhiên, sau một thời gian dài của quá trình hình thành và phát triển, hệ thống siêu thị n−ớc ta đã bộc lộ nhiều hạn chế cần đ−ợc khắc phục. Trong thời gian tới, các vấn đề chủ yếu cần đ−ợc giải quyết trong xây dựng và phát triển hệ thống siêu thị trên cả n−ớc là:
(1) Số l−ợng siêu thị ở Việt Nam 10 năm qua tăng rất nhanh nh−ng lại phát triển tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu sự quản lý và điều tiết phù hợp của Nhà n−ớc. Đây là vấn đề đang hết sức bức xúc đòi hỏi có giải pháp từ phía Nhà n−ớc để khắc phục nhanh chóng;
72
(2) Chất l−ợng hoạt động kinh doanh tại các siêu thị cũng là vấn đề lớn khi mà doanh thu của siêu thị tăng chậm, quy mô nhỏ bé, các dịch vụ không toàn diện và đồng bộ. Thực trạng trên đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, cần xác định và lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp về quy mô diện tích cũng nh− số l−ợng chủng loại hàng hoá bày bán, chất l−ợng và giá cả hàng hoá…nhằm tạo cho mình một phong cách riêng có, độc đáo và hấp dẫn đối với khách hàng. Trong tr−ờng hợp có thể, các doanh nghiệp trong n−ớc cần có b−ớc đột phá trong đầu t− kinh doanh siêu thị, tránh bị các tập đoàn kinh doanh siêu thị n−ớc ngoài lấn át, thao túng thị tr−ờng bán lẻ đầy tiềm năng nh− Việt Nam.
(3) Vấn đề liên doanh, liên kết phát triển hệ thống siêu thị ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức. Hiện tại, hoạt động kinh doanh siêu thị của các doanh nghiệp còn mang tính đơn lẻ, tự phát. Một số chuỗi siêu thị đã đ−ợc hình thành nh−ng hoạt động ch−a mang lại hiệu quả nh− mong đợi, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp siêu thị với nhà sản xuất và cung ứng hàng hoá cho siêu thị ch−a hài hoà, các siêu thị cũng ch−a có hoạt động hợp tác để cùng phát triển và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh;
(4) Vấn đề hàng Việt Nam trong siêu thị cũng cần đ−ợc quan tâm. Hiện tại, các hàng hoá buôn bán trong siêu thị có nhiều hàng hoá là hàng Việt Nam chất l−ợng cao (th−ờng chiếm 70%- 80%, thậm chí 90% l−ợng hàng hoá trong siêu thị) nh−ng sự phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị và các nhà sản xuất trong n−ớc ch−a thật chặt chẽ. Việc các siêu thị yêu cầu nhà sản xuất có mức chiết khấu cao, thời gian thanh toán chậm, các ch−ơng trình khuyến mại dày đặc…đang làm nản lòng doanh nghiệp khi họ muốn đ−a hàng vào bán trong siêu thị. Ng−ợc lại, nhiều nhà sản xuất, cung ứng đã không cung cấp cho siêu thị những hàng hoá đúng chất l−ợng thoả thuận, số l−ợng không đảm bảo khi siêu thị cần (nhất là vào mùa cao điểm)… Vấn đề đặt ra là cả doanh nghiệp cung ứng lẫn doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần có sự điều chỉnh, tăng c−ờng sự hợp tác nhằm hình thành mối liên kết dọc vững chắc…
(5) Vấn đề đa dạng hoá và nâng cao chất l−ợng các dịch vụ khách hàng trong siêu thị cũng cần đ−ợc đổi mới;
(6) Kiến thức, kỹ năng quản lý và kinh doanh siêu thị của nguồn nhân lực Việt Nam còn hạn chế…
II. Thực trạng quản lý nhà n−ớc đối với siêu thị ở
Việt Nam