Số l−ợng, quy mô và các hình thức siêu thị

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 54)

III. Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam

1.1.1. Số l−ợng, quy mô và các hình thức siêu thị

(1) Số l−ợng siêu thị

ở Việt Nam, siêu thị lần đầu tiên xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh khi Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu khai tr−ơng Minimart vào tháng 10/1993. Minimart có quy mô nhỏ, số l−ợng mặt hàng bày bán và doanh thu hàng ngày thấp, chủ yếu phục vụ cho đối t−ợng khách n−ớc ngoài .

Những năm sau đó, một số siêu thị lớn hơn đã xuất hiện ở khu vực trung tâm và dần lan ra các vùng ven đô của thành phố Hồ Chí Minh nh− Gò Vấp, Tân Bình ...

Hai siêu thị lần đầu đ−ợc khai tr−ơng ở Hà Nội là siêu thị thuộc Trung tâm th−ơng mại số 7- 9 Đinh Tiên Hoàng (1-1995) và siêu thị Minimart Hà Nội tại tầng II- chợ Hôm (3-1995).

Đến cuối năm 1995, Việt Nam có 10 siêu thị lớn nhỏ nằm ở 6 tỉnh, thành phố trong cả n−ớc.

Từ năm 1996 đến nay, trải qua hai thời kỳ thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 và 2001 – 2005, nền kinh tế Việt Nam đã đạt đ−ợc những thành tựu ấn t−ợng, tăng tr−ởng kinh tế t−ơng đối nhanh và ổn định. Thu nhập và mức sống của ng−ời dân ngày càng đ−ợc nâng cao, môi tr−ờng xã hội đã tạo rất nhiều thuận lợi cho hệ thống siêu thị ở Việt Nam hình thành và phát triển, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn của cả n−ớc nh− Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số thành phố khác.

Theo số liệu thống kê của Bộ Th−ơng mại, tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2005, số l−ợng siêu thị trong cả n−ớc lên tới con số 265 siêu thị, nhiều gấp 26,5 lần so với cách đây 10 năm. Hơn nữa, nếu nh− năm 1995, siêu thị chỉ có ở 6 tỉnh thành thì hiện nay, con số đó đã lên tới 32 tỉnh thành dọc theo chiều dài đất n−ớc từ Lạng Sơn cho tới Cà Mau.

44

Tình hình cụ thể về việc phát triển hệ thống siêu thi qua các năm đ−ợc chúng tôi tổng hợp qua bảng số liệu 2.1.

Bảng 2.1 : Tình hình mở mới siêu thị hàng năm từ 1996 -2004

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 * Tổng Hà Nội 3 4 4 8 5 2 10 5 14 46 101 TPHCM 5 2 6 3 2 9 3 6 18 34 88 Địa ph−ơng khác 6 2 2 5 3 1 11 16 15 15 76 Tổng 14 8 12 16 10 12 24 27 47 95 265

Chú thích: (*) Số liệu không thống kê đ−ợc theo năm rõ ràng Nguồn: Bộ Th−ơng mại, Vụ Chính sách thị tr−ờng trong n−ớc

Theo số liệu của bảng 2.1, trừ các năm 1997 và 2000, số l−ợng siêu thị mở mới giảm, còn lại số l−ợng siêu thị mới tăng liên tục qua các năm, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, l−ợng siêu thị mới tăng lên nhanh chóng và bùng phát vào năm 2004 với 47 siêu thị mới ra đời trong phạm vi cả n−ớc. Chỉ riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 đã mở thêm 32 siêu thị, chiếm tới 68% số siêu thị mới của cả n−ớc trong năm.

Để tìm hiểu rõ hơn về sự tăng tr−ởng số l−ợng siêu thị, chúng ta hãy xem xét tình hình phân bố hệ thống siêu thị của Việt Nam tới năm 2005 qua biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. : Phân bố số lợng siêu thị ở các địa phơng trên cả nớc năm 2005: Các địa ph−ơng khác 17% Thành phố Hồ Chí Minh 33% Hà nội 38% Đà Nẵng 2% Hải phòng 4% Thanh Hoá 2% Kiện Giang 2% Cần Thơ 2%

Nguồn : Vụ Chính sách thị tr−ờng trong n−ớc, Bộ Th−ơng mại

Đến nay, các siêu thị của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với trên 70% số l−ợng siêu thị của cả n−ớc. Hai

45

thành phố loại I khác là Hải Phòng và Đà Nẵng cũng có số l−ợng đáng kể siêu thị (t−ơng ứng là 4% và 2% tổng số siêu thị của cả n−ớc). Ngoài ra, Thành phố Thanh Hoá, Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang cũng là những nới có số siêu thị chiếm tới 2% số l−ợng siêu thị cả n−ớc.

Nh− vậy, cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nền kinh tế, số l−ợng các siêu thị ở Việt Nam đã tăng nhanh chóng thời gian 10 năm qua góp phần hình thành lên ngành phân phối bán lẻ hiện đại của đất n−ớc và thoả mãn đ−ợc nhu cầu mua sắm của ng−ời dân các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp có mức thu nhập trung bình khá trở lên.

(2) Quy mô siêu thị

Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, hệ thống siêu thị của Việt Nam hoạt động với nhiều quy mô khác nhau. Phần lớn trong số 265 siêu thị kể trên có diện tích mặt bằng kinh doanh quá nhỏ, số l−ợng hàng hoá bày bán ít, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách hàng nghèo nàn, ch−a đáp ứng đ−ợc tiêu chuẩn của một siêu thị đ−ợc quy định tại Quy chế siêu thị, trung tâm th−ơng mại.

Để xem xét kỹ hơn về quy mô các siêu thị ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi dùng ph−ơng pháp phân tích so sánh giữa quy mô thực của các siêu thị và các tiêu chuẩn quy định phân hạng siêu thị trong Quy chế siêu thị (bảng 2.2.).

Bảng 2.2 : Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị hiện hành

Tiêu chuẩn tối thiểu về

Hạng Loại hình Diện tích

kinh doanh

(m2)

Số l−ợng tên hàng

Siêu thị kinh doanh tổng hợp 5.000 20.000 Hạng I

Siêu thị chuyên doanh 1.000 2.000 Siêu thị kinh doanh tổng hợp 2.000 10.000 Hạng II

Siêu thị chuyên doanh 500 1.000 Siêu thị kinh doanh tổng hợp 500 4.000 Hạng III

Siêu thị chuyên doanh 250 500 Đối chiếu với tiêu chuẩn phân hạng siêu thị của Việt Nam trong quy chế siêu thị, hiện nay cả n−ớc có khoảng 33% số l−ợng siêu thị ch−a đáp ứng đ−ợc tiêu chuẩn phân hạng của siêu thị, 44,7% số l−ợng siêu thị thuộc tiêu chuẩn hạng III, 11,7% thuộc hạng II và chỉ có khoảng 10,6% đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng I (Bảng 2.3).

Nh− vậy có thể thấy rõ đại bộ phân siêu thị ở Việt Nam hiện nay là siêu thị quy mô nhỏ (45%) và rất nhỏ (33%). Chỉ có 22% số siêu thị trong cả n−ớc có quy mô vừa và lớn (các siêu thị hạng I và II).

46

Để hiểu rõ hơn hiện trạng siêu thị của Việt Nam hiện nay, ban chủ nhiệm đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống siêu thi tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung tới trên 70% số l−ợng siêu thị của cảc n−ớc.

Bảng 2.3. Phân loại siêu thị tới năm 2005 theo tiêu chuẩn phân loại trong Quy chế siêu thị và TTTM

Hạng Khu vực I II III Không thuộc hạng nào Tổng Hà Nội 4 8 60 29 101 TPHCM 12 17 31 28 88 Địa ph−ơng khác 12 6 28 30 76 Tổng 28 31 119 87 265 Thị phần (%) 10,6 11,7 44,7 33 100

Nguồn: Bộ Th−ơng mại, Vụ Chính sách thị tr−ờng trong n−ớc

Theo số liệu của Bộ Th−ơng mại, hiện Hà Nội có tới 101 siêu thị, chiếm 38% số l−ợng siêu thị của cả n−ớc, nh−ng trong số đó có 29% không đáp ứng tiêu chuẩn phân hạng siêu thị, 59% là siêu thị hàng III, số l−ợng siêu thị hang I và II chỉ chiếm 12% trong tổng số. Nh− vậy, so với tình hình chung của cả n−ớc, quy mô siêu thị của Hà Nội nhỏ hơn (số siêu thị không phân loại đ−ợc của Hà Nội tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn, nh−ng Hà Nội lại có nhiều siêu thị hạng III hơn mức trung bình, tổng tỷ trọng 2 loại này của Hà Nội là 88% so với của cả n−ớc là 78%. Một hiện trạng cũng rất bất lợi trong hệ thống siêu thị của Hà Nội là số l−ợng các siêu thị vừa và lớn (hạng I và hạng II) chỉ chiếm 12% trong tổng số siêu thị so với mức trung bình của cả n−ớc là 22%

Biểu đồ 2.2: Phân hạng siêu thị Hà Nội theo tiêu chuẩn phân hạng trong Quy chế siêu thị (2005)

không thuộc loại nào , 29, 29% I, 4, 4% II, 8, 8% III, 60, 59%

47

Các siêu thị rất nhỏ của Hà Nội có diện tích mặt bằng kinh doanh ch−a đầy 100m2. Ví dụ siêu thị Hồ G−ơmcó diện tích 40m2, siêu thị IMS: 60 m2, siêu thị Cát Linh: 65 m2, siêu thị số 12 Phùng H−ng: 70 m2, siêu thị số 14 Lý Nam Đế: 70 m2, siêu thị số 66 Bà Triệu: 80 m2...

Do bị giới hạn về diện tích bày bán nên chủng loại hàng hoá trong các siêu thị loại này chỉ đạt mức 2.000 - 3.000 mặt hàng, cách bố trí hàng hoá đơn điệu, hệ thống dịch vụ kèm theo nghèo nàn, …

Với những hạn chế về mặt bằng kinh doanh, về tập hợp hàng hoá, doanh thu của các siêu thị không đủ tiêu chuẩn phân loại này chỉ ở mức 18 - 20 triệu đồng/ngày.

Trong quá trình phát triển, hệ thống siêu thị của Hà Nội cũng đ−ợc cải tiến và nâng cấp, nhiều siêu thị ch−a đạt tiêu chuẩn phân loại đã có cố gắng mở rộng quy mô. Ví dụ, siêu thị số 60 Ngô Thì Nhậm đã mở rộng diện tích lên 180 m2; siêu thị số 18 Hàng Bài, Minimart Thái Hà lên 250 m2… Diện mặt hàng cũng tăng lên khoảng 3.500 - 5.000 tên hàng và doanh số có khi tới trăm triệu đồng/ngày.

Những siêu thị cỡ vừa và lớn ở Hà Nội không nhiều, nhất là đối với các siêu thị kinh doanh tổng hợp: chỉ có 2 siêu thị Fivimart đạt tiêu chuẩn siêu thị loại II có diện tích kinh doanh là 3.000 m2, tập hợp hàng hoá gồm 20.000 mặt hàng, bãi đỗ xe có diện tích khoảng 1.000m2. Các chuỗi siêu thị Intimex, Marko, Citimart … chỉ đáp ứng tiêu chuẩn các siêu thị loại III vì diện tích không đủ 2.000m2…

Theo Bộ Th−ơng mại, thành phố Hồ Chí Minh hiện có 88 siêu thị các loại đang hoạt động, trong đó tỷ trọng các loại siêu thị cụ thể là siêu thị rất nhỏ (không đáp ứng tiêu chuẩn phân loại) chiếm 32% tổng l−ợng siêu thị của Thành phố, siêu thị nhỏ (hạng 3) chiếm tỷ trọng 35%, siêu thị vừa (hạng II) chiếm 19% và siêu thị lớn (hạng I) chiếm 14%. Nhìn chung, quy mô siêu thị của thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn so với mức trung bình của cả n−ớc. Tỷ trọng siêu thị vừa và lớn của Thành phố chiếm 33% so với mức trung bình của cả n−ớc là 22%. Đây có lẽ là nét khác biệt chính về hiện trang siêu thị giữa hai trung tâm siêu thị của cả n−ớc.

Ngoài ra, ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều siêu thị tổng hợp của các nhà phân phối trong n−ớc đạt đ−ợc tiêu chuẩn siêu thị loại I và loại II. Riêng SAIGON Co.opMart có hệ thống chuỗi 11 siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 1 siêu thi đạt tiêu chuẩn loại I là Co.opMart Nguyễn Kiệm, với diện tích kinh doanh là 6000 m2 và tập hợp hàng hoá gồm 20.000 tên hàng, bãi đỗ xe có thể chứa 1.500 xe, doanh thu đạt 1tỷ đồng/ngày, 9 siêu thị khác đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng II với diện tích kinh doanh từ 2.000 đến 4.500m2, tập hợp hàng hoá gồm khoảng 10.000 - 28.000 mặt hàng và chỉ có một siêu thị tiêu chuẩn hạng III do diện tích kinh doanh chỉ đạt 600m2. Chuỗi Maximark cũng có 1 siêu thị loại I và 2 siêu thị loại II, citimart cũng có 2 siêu thị đạt tiêu chuẩn loại II…

48

Tình hình quy mô siêu thị ở thành phố Hồ Chí minh đ−ợc minh hoạ qua biểu đồ 2.3:

Biểu đồ 2.3: Phân loại siêu thị tới năm 2005 của thành phố Hồ Chí Minh theo Quy chế siêu thị

TPHCM I, 12, 14% I, 12, 14% II, 17, 19% III, 31, 35% Không thuộc loại nào , 28, 32%

Nguồn: Bộ Th−ơng mại, Vụ Chính sách thị tr−ờng trong n−ớc

(3) Các hình thức siêu thị

Không giống nh− hệ thống siêu thị trên thế giới, định nghĩa siêu thị trong Quy chế siêu thị của Việt Nam không quy định ph−ơng thức kinh doanh của siêu thị là bán buôn hay bán lẻ mà chỉ quy định siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hay chuyên doanh… Nh− vậy, các hình thức siêu thị ở Việt Nam có thể rất phong phú và đa dạng và bao gồm tất cả các dạng cửa hàng đáp ứng đ−ợc các tiêu chí về siêu thị. Ngoài việc phân loại siêu thị theo quy mô mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên, ở Việt Nam có thể có thể phân loại siêu thị theo hình thức kinh doanh bán buôn, bán lẻ và kết hợp cả bán buôn, bán lẻ. Tuy nhiên, hình thức siêu thị bán buôn thuần tuý hầu nh− không tồn tại. Siêu thị bán buôn và bán lẻ kết hợp th−ờng đ−ợc thực hiện ở các siêu thị lớn (loại I) và th−ờng có sự tham gia của yếu tố n−ớc ngoài nh− các siêu thị Big C, các Trung tâm Cash and Carry. Chuỗi siêu thị Co.op Mart của Việt Nam cũng thực hiện hình thức kinh doanh này. Đặc tr−ng phổ biến nhất của hệ thống siêu thị là hình thức kinh doanh bán lẻ.

Các siêu thị có thể kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh.

- Các siêu thị kinh doanh tổng hợp th−ờng có tập hợp hàng hoá rộng

độ sâu của tập hợp tuỳ thuộc vào quy mô siêu thị. Hàng hoá bán trong các siêu thị kinh doanh tổng hợp của Việt Nam ít cũng phải vài ngàn mặt hàng (siêu thị loại III cũng có tập hợp tối thiểu là 4.000 mặt hàng), nhiều thì có thể lên tới vài chục đến cả trăm ngàn tên hàng (siêu thị loại I có tập hợp hàng hoá tối thiểu là 20.000 mặt hàng).

49

Hàng hoá trong các siêu thị tổng hợp đa số là hàng tiêu dùng thông th−ờng và hàng thiết yếu nh− thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ gia dụng... có chất l−ợng đảm bảo và mức giá bán hợp lý trong t−ơng quan với chất l−ợng.

Đa phần các siêu thị loại I và loại II ở Việt Nam hiện nay là siêu thị kinh doanh tổng hợp, nằm trong tay các nhà phân phối n−ớc ngoài hoặc các nhà phân phối lớn của Việt Nam nh− SAIGON Co.op Mart, ALFONCO… Ngoài ra còn có rất nhiều siêu thị kinh doanh tổng hợp thuộc tiêu chuẩn loại III trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ngoài siêu thị kinh doanh tổng hợp, ở Việt Nam rất phổ biến loại siêu thị chuyên doanh. Thực ra ở n−ớc ngoài đây là hệ thống cửa hàng chuyên doanh (không gọi là siêu thị). Điển hình có thể kể tới chuỗi 18 siêu thị của Tổng công ty dệt may (Vinatex) trên phạm vi cả n−ớc chuyên bán hàng may và thời trang. Những siêu thị chuyên doanh khác có thể là siêu thị sách, siêu thị nội thất, siêu thị hàng điện máy, siêu thị hoa quả…

Cùng với sự phát triển của th−ơng mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các siêu thị điện tử hay siêu thị ảo. Siêu thị Cyber-Mall là siêu thị ảo trên mạng điện tử VNN do Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng (VASC) của Công ty Điện toán và truyền số liệu xây dựng. Trong siêu thị điện tử này có khoảng 500 mặt hàng và hiện có hơn 3.000 khách hàng trong và ngoài n−ớc đã đặt mua thiết bị viễn thông, tin học, ôtô, sách báo, hàng tiêu dùng …

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)