II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tạ
2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Qui định trong chơng IV của quyết định 832 TC /BTC/CĐKT
2.1. Bộ máy kiểm toán nội bộ
Các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đợc tổ chức thành phòng, ban, hoặc nhóm, tổ công tác trực thuộc (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp.
Bộ máy kiểm toán nội bộ, gồm: Trởng phòng kiểm toán nội bộ, Phó tr- ởng phòng kiểm toán nội bộ (nếu có), nhóm trởng kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ. Số lợng kiểm toán viên nội bộ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động, số lợng các đơn vị thành viên tính chất phức tạp của công việc, yêu cầu quản lý kinh doanh và trình độ, năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên.
ở các tập đoàn sản xuất (Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp,.. .) phải tổ chức phòng (ban) kiểm toán nội bộ có đủ lực lợng và năng lực để kiểm toán trong đơn vị và các đơn vị thành viên.
Bộ phận kiểm toán nội bộ đợc tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp (kể cả phòng kế toán - tài chính); chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp.
Theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ, (Tổng) Giám đốc có thể cử chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác trong doanh nghiệp, hoặc thuê
chuyên gia bên ngoài (nếu cần thiết) tham gia một số nội dung hoặc toàn bộ một cuộc kiểm toán.
2.2. Trởng phòng kiểm toán nội bộ
Đứng đầu phòng (ban) kiểm toán nội bộ là trởng phòng (hoặc trởng ban) kiểm toán nội bộ doanh nghiệp.
Trởng phòng (hoặc trởng ban) kiểm toán nội bộ do (Tổng) Giám đốc bổ nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của Tổng cục, Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nớc tại doanh nghiệp (Bộ Tài chính).
Trởng phòng kiểm toán nội bộ là ngời ký, chịu trách nhiệm trớc (Tổng) giám đốc và trớc pháp luật về báo cáo kiểm toán nội bộ.
Trởng phòng kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ và quyền hạn:
• Chủ động xây dựng kế hoạch và lập chơng trình kiểm toán hàng năm.
• Tổ chức các cuộc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo nhiệm vụ kế hoạch và chơng trình kiểm toán đã đợc (Tổng) Giám đốc phê duyệt.
• Quản lý, bố trí, phân công công việc cho kiểm toán viên và thực hiện các biện pháp đào tạo và huấn luyện kiểm toán viên, đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ và năng lực công tác của kiểm toán viên và bộ máy kiểm toán nội bộ.
• Đề xuất với (Tổng) Giám đốc về việc đề bạt, bổ nhiệm, khen thởng, kỷ luật đối với kiểm toán viên nội bộ.
• Đề nghị trng tập kiểm toán viên ở các đơn vị thành viên hoặc chuyên viên các bộ phận khác liên quan trong doanh nghiệp để thực hiện các cuộc kiểm toán khi cần thiết.
• Kiến nghị các thay đổi về chính sách, đờng lối nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.
• Khi phát hiện có hiện tợng vi phạm pháp luật hoặc những quyết định trái với chủ trơng, chính sách, chế độ phải có trách nhiệm báo cáo các cấp có thẩm quyền đa ra các giải pháp để giải quyết kịp thời.
- Đối với đơn vị thành viên trong Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp có t cách pháp nhân độc lập: Phải tổ chức bộ phận kiểm toán có chức năng độc lập, hoặc bố trí một số nhân viên kiểm toán nội bộ để thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Đối với doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc không có t cách pháp nhân: Tuỳ theo quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động mà có thể bổ nhiệm kiểm toán viên hoạt động trực tiếp tại các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc.
Các kiểm toán viên nội bộ hoạt động ở các doanh nghiệp thành viên có t cách pháp nhân độc lập, hoặc không có t cách pháp nhân độc lập đều trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp bộ máy kiểm toán nội bộ của đơn vị cấp trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc.