Biện pháp nhằm tăng năng suất lao động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây (Trang 69 - 72)

- Kết quả thực hiện doanh thu của các đơnvị trực thuộc Bưu điện tỉnh

3.2.4Biện pháp nhằm tăng năng suất lao động

2. Phát triển đội ngũ lao động và đổi mới cơ chế động viên, khuyến khích người lao động

3.2.4Biện pháp nhằm tăng năng suất lao động

1. Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ kỹ

Hiện nay Bưu điện tỉnh Hà Tây đã trang bị cho hầu hết các bưu cục các loại trang thiết bị phục vụ cho khai thác các dịch vụ như: máy vi tính, máy xoá tem, cân điện tử, máy in cước thay tem, máy gói buộc bưu kiện... để giảm bớt lao động thủ công.

Trang bị máy vi tính có nối mạng phục vụ công tác quản lý các nghiệp vụ như chuyển phát nhanh ESM, chuyển tiền nhanh, thu cước phí điện thoại và các dịchvụ chuyển nhanh quốc tế... để cập nhật, tra cứu dữ liệu phục vụ cho công tác thống kê, kế toán và điều tra giải quyết khiếu nại.

Thống nhất hệ thống quản lý các dịch vụ bưu chính dựa vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động chung của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông với mục tiêu chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao năng lực quản lý và độ chính xác trong sản xuất kinh doanh, quản lý thống nhất các dịch vụ Bưu chính trên toàn mạng bưu cục và từ đó giảm thiểu các thao tác, cập nhật dữ liệu thủ công... đồng thời đáp ứng được yêu cầu tra cứu giải quyết điều tra khiếu nại của khách hàng.

2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của

người lao động:

Phối hợp với các đơn vị, tổ chức mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giao dịch viên, công nhân vận chuyển Bưu điện...về nghệ thuật giao tiếp với khách, marketing và kỹ thuật giao tiếp với khách hàng tại các quầy giao dịch của Bưu điện tỉnh Hà Tây, nhằm trang bị kiến thức một cách toàn diện để tạo doanh thu kinh doanh của năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của đội ngũ giao dịch viên nhằm khắc phục những tồn tại mà chương trình chấm điểm khách hàng bí mật của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã chỉ ra.

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua và khen thưởng kịp thời các nhân viên tích cực, các gương “người tốt, việc tốt”, “giao dịch viên duyên dáng và kinh doanh giỏi”, “Bưu tá tận tuỵ”.

Xây dựng chương trình hành động, tích cực hạn chế những sai sót và đề ra những quy định cụ thể về điểm phấn đấu, đăng ký từng tháng, làm cơ sở để khen thưởng hay phạt nhằm tạo động lực phấn đấu cho từng đơn vị trực thuộc, từng CBCNV trong đơnvị.

Phân bổ nhân lực một cách hợp lý, đúng người đúng việc để người lao động có điều kiện phát huy khả năng của mình tiến tới xây dựng bộ máy quản lý và sản xuất gọn nhẹ, làm việc hiệu quả.

Cải tiến các hình thức phân công và hiệp tác lao động bên trong, giữa các bộ phận sản xuất với nhau. Việc này sẽ có liên quan tới các vấn đề sắp xếp công việc trong quá trình lao động, phân công lao động hợp lý và có hiệu quả nhất, có tính đến khả năng của mỗi lao động. Mục tiêu là làm sao phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của từng người lao động tham gia vào các quá trình khai thác dịch vụ, vận hành máy móc thiết bị.

Bố trí ca làm việc theo phương châm “giờ nhiều việc nhiều người, giờ ít việc ít người” nhằm lưu thoát hết khối lượng công việc và tiết kiệm lao động. Điều chỉnh giờ mở cửa giao dịch phù hợp với lưu lượng khách hàng đến giao dịch, theo các đặc điểm địa bàn, từng bưu cục để tránh lãng phí nhân lực. Thay cho việc ngồi tại quầy giao dịch chờ khách hàng đến bằng việc chủ động đi tìm kiếm, tiếp thị khách hàng cho đơn vị.

Cải thiện điều kiện lao động, căn cứ vào mặt bằng sản xuất của từng bưu cục để bố trí sắp xếp sao cho vừa hợp lý cho sản xuất, vừa đảm bảo tính mỹ quan của bưu cục, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi đến giao dịch, đồng thời đảm bảo an toàn cho người lao động. Sổ sách, ấn phẩm, thiết bị phục vụ sản xuất phải được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện cho thao tác của giao dịch viên.

Để nâng cao chất lượng nguồn lao động của Bưu điện tỉnh Hà Tây cần phải tích cực chủ động cải thiện điều kiện lao động thông qua việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, thực hiện đầy đủ các chính sách về an toàn, cải tiến điều kiện vệ sinh lao động, nơi làm việc, các chính sách bồi dưỡng cho lao động làm việc ở các nghề nặng nhọc, độc hại theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, xây dựng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

4. Hoàn thiện chế độ trả lương, khuyến khích vật chất kết hợp với

khuyến khích tinh thần.

Để tạo ra động lực cho người lao động có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là các biện pháp tạo ra kích thích về kinh tế và động viên tinh thần. Việc trả lương, thưởng và các khuyến khích vật chất, tinh thần tạo ra động lực khích lệ người lao động làm tốt hơn công việc

của họ được giao. Để thực hiện cơ chế phân phối quỹ tiền lương có hiệu quả cần làm tốt công việc sau:

- Phổ biến đến từng người lao động hiểu rõ nội dung của bản quy chế phân phối tiền lương.

- Thực hiện bình xét công bằng, công khai hệ số phân phối của từng người, kiên quyết bác bỏ tư tưởng bình quân trong phân phối thu nhập.

- Để thực hiện phân phối thu nhập có tính khả thi hơn thì phải khuyến khích được sự hài hoà giữa tập thể và cá nhân, chú ý xem xét đến các yếu tố lịch sử của người lao động sao cho có lý, có tình. Do vậy, đòi hỏi việc tổ chức lao động phải hợp lý, có hệ thống chức danh, chức năng, nội dung công việc rõ ràng thì việc phân phối mới đạt yêu cầu.

- Hoàn thiện quy chế chấm điểm năng suất chất lượng cho tập thể và cá nhân trong đơn vị.

- Tổ chức sản xuất, phân công lao động theo đúng chuyên môn đào tạo, tiến hành giao khoán khối lượng và công việc, nhiệm vụ cho từng tổ, cá nhân. - Phải đánh giá công khai mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị, từng cá nhân để xác định hệ số công việc đã đạt được tương ứng với hệ số thưởng quy định.

- Ban thi đua khen thưởng phải xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với từng công việc cụ thể. Việc thưởng, phạt phải được Ban thi đua khen thưởng thông qua và trình lãnh đạo đơn vị xét duyệt.

- Tạo sự cạnh tranh và hợp tác giữa các cá nhân và bộ phận.

Cạnh tranh làm tăng sự khuấy động, sự thức tỉnh và sự động viên- điều này làm tăng năng suất lao động. Những người lao động cạnh tranh trong việc kết thúc công việc của họ trước tiên, hoặc để đạt được doanh số cao nhất và như thế họ sẽ đạt tới năng suất cao nhất. Sự nhiệt tình gắn liền với những cuộc thi luôn làm tăng mức độ thực hiện nhiệm vụ. Như là một nguyên tắc, cạnh tranh làm tăng năng suất.

Năng suất lao động sẽ tăng khi cạnh tranh giữa các cá nhân thực hiện nhiệm vụ độc lập với nhau.

Nếu các cá nhân thực hiện nhiệm vụ phụ thuộc lẫn nhau thì muốn tăng năng suất đòi hỏi phải có sự hợp tác.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây (Trang 69 - 72)