Tình hình cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây (Trang 29 - 30)

Mặc dù Bưu điện tỉnh có mạng lưới bưu cục rộng khắp cung cấp các dịch vụ BCVT, là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn về dịch vụ, nhưng Bưu điện tỉnh Hà Tây đã nhiều gặp khó khăn trong SXKD do có sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh. Trước tình hình đó Bưu điện tỉnh Hà Tây đang ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phát triển thị trường dịch vụ BCVT của mình.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay cạnh tranh lớn nhất trong dịch vụ là các đối thủ Vietel (tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội), SPT (công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn), EVM (công ty viễn thông điện lực)... Các dịch vụ Bưu chính cạnh tranh lớn nhất là các dịch vụ chuyển phát nhanh với các hãng DHL, TNT, Fedex, các hãng vận tải ...dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tiết kiệm bưu điện cạnh tranh với hệ thống ngân hàng,vận tải , các dịch vụ phát hành báo chí cũng cạnh tranh mạnh mẽ bởi Vietel, đội ngũ đi bán dạo...

Nhận thức tình hình cạnh tranh trên địa bàn, Bưu điện tỉnh Hà Tây đã xây dựng chính sách cạnh tranh cho đơn vị như:

- Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và nhấn mạnh đến chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng.

- Cạnh tranh về giá chủ yếu dưới các hình thức như khuyến khích các khách hàng sử dụng các dịch vụ tiết kiệm như dịch vụ: 171, 1719...., sử dụng các hình thức phân biệt giá theo thời gian gọi.

- Sử dụng các hình thức quảng cáo thương hiệu sản phẩm tại các bưu cục, trên bao bì của dịch vụ, nơi tập trung đông dân cư, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng mạng lưới phục vụ rộng khắp trên địa bàn nhằm cung cấp tất cả các dịch vụ BCVT trên mọi địa bàn và thu hút mọi đối tượng khách hàng sử dụng các dịch vụ BCVT mà Bưu điện cung cấp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng doanh thu kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hà Tây (Trang 29 - 30)