Giải pháp từ phía người lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 79 - 92)

Trong quá trình ĐTH nông thôn muốn chuyển đổi nghề nghiệp được cho người lao động không thể chỉ trông chờ vào biện pháp, cơ chế, chính sách của nhà nước mà phải đặc biệt chú ý đến giải pháp ở chính bản thân người dân đặc biệt ở người lao động thiếu việc làm. Bởi chỉ khi bản thân người lao động chủ động, tự tìm mọi cách để chuyển đổi nghề nghiệp thì mới đạt được kết quả như mong đợi.

Trước hết người lao động khi tìm kiếm việc làm cần phải theo chủ trương, chính sách giải quyết việc làm của các cấp chính quyền từ trên xuống. Từ đó người lao động chủ động nắm bắt tình hình biến động thị trường lao động cả về số lượng công việc lẫn yêu cầu công việc để xem xét khả năng của mình có phù hợp, có đáp ứng nhu cầu đó hay không. Qua đây người lao động cũng phải tự tìm cách thích hợp nhất nâng cao khả năng của mình thông qua phương thức đào tạo tốt, phù hợp với điều kiện của bản thân để làm được những công việc mới, mang lại hiệu quả tôt đáp ứng được đòi hỏi khác nhau của mỗi công việc.

Ngày nay cơ hội việc làm đang được mở rộng rất nhiều cho mọi người nhất là khi quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ, song vấn đề là người lao động có đáp ứng được những công việc đó hay không mới là điều quan trọng để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp được. Cho nên, người lao động ngoài việc phải chủ động học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật, còn phải thay đổi ngay trong chính những tư tưởng, nhận thức về một số nghề nghiệp nào đó tránh suy nghĩ tiêu cực không thông thoáng, hiểu sai lệch.

Ngoài ra khi người lao động có sự trợ giúp về vốn để chuyển đổi nghề nghiệp, họ phải biết sử dụng hợp lý vào tìm cách kiếm được việc làm, chuyển sang nghề mới. Song cần tránh hiện tượng một số người lao động có điều kiện về vốn mà không biết sử dụng làm gì để mang lại hiệu quả mà đem dùng vào mục đích tiêu dùng, mua sắm trước mắt. Như vậy muốn làm tốt điều này để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động thì bản thân chính từng người lao động phải nhận thấy được tầm quan trọng của việc chuyển đổi về lâu dài sẽ tìm kiếm nghề mới đảm bảo cuộc sống sinh của họ.

Do đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ ĐTH làm cho người nông dân phải lâm vào tình trạng thất nghiệp, họ không biết mình sẽ phải làm gì để kiếm sống. Cho nên người nông dân sẽ bị thụ động trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Mặt khác khi đất nông nghiệp bị thu hồi người dân còn được đền bù một lượng tiền tương đối đã góp phần tạo điều kiện để các hộ tiến hành chuyển đổi ngành nghề sản xuất, đầu tư tạo việc làm hoặc đầu tư cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên một thực tế cho thấy người dân đã không sử dụng số tiền đền bù này một cách hợp lý, có mục đích, mà họ lại đem sử dụng xây dựng nhà cửa, chi tiêu hàng ngày, ăn uống, giải trí,…

Sau đó đối với những người lao động đã chuyển đổi nghề nghiệp thành công cần phải giúp đỡ người chưa hoặc đang trong quá trình chuyển đổi bằng chính kinh nghiệm thực tế của mình, giúp người lao động đó học hỏi ngay bằng minh chứng thực tế thì họ sẽ có định hướng và cách làm đúng đắn mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* Kết luận

Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn là một nội dung trong giải quyết việc làm, phát triển lực lượng lao động nói chung của huyện. Vì vậy đây là nội dung cụ thể cần làm tốt đến tất cả lực lượng lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp.

Qua nghiên cứu cho thấy ĐTH ở Kinh Môn đang trên đà phát triển mạnh. Trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội đều có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm vừa qua luôn đạt rất cao. Đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng đã chiếm tỷ trọng tới 39,37 %, dịch vụ chiếm 22,24 %, lao động vào ngành này không ngừng tăng. Tuy nhiên khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang hoạt động các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế. Lao động có tay nghề, có kỹ năng được đào tạo trong các lĩnh vực còn quá thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn, khiến người lao động không hoặc khó có cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới.

Như vậy, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới cho lao động trong quá trình ĐTH nông thôn huyện Kinh Môn là vấn đề xã hội có tính thời sự, đặt ra thường xuyên, lâu dài cho chính quyền các cấp khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực.

* Một số kiến nghị

Trong thời gian tới quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện chắc chắn sẽ diễn ra nhanh và mạnh. Nó sẽ có những tác động lớn đến việc làm của người dân. Cho nên vấn đề giải quyết việc làm trong đó có việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động sẽ trở thành mối quan tâm của toàn thể xã hội không riêng gì người lao động. Vì vậy qua quá trình nghiên cứu thực trạng cùng những giải pháp về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động huyện Kinh Môn, em xin được đưa ra một số kiến nghị sau:

+ Mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo đến từng người dân và có phương hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động

+ Tạo môi trường thuận lợi hơn nữa để thu hút đầu tư trong và ngoài huyện phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, phát huy mạnh các làng nghề truyền thống tạo ngành nghề mới thu hút lao động.

+ Khuyến khích tạo mọi điều kiện cho người lao động có khả năng phát huy năng lực của mình trên tất cả các lĩnh vực.

+ Cần có sự nghiên cứu, dự báo nhu cầu việc làm đối với từng ngành nghề trên thị trường lao động và cung cấp thông tin đến tận người dân, giúp họ định hướng và tìm được việc làm phù hợp.

+ Cần có chính sách bồi dưỡng đào tạo cho người lao động để có đủ kiến thức, năng lực làm việc trong ngành nghề mới.

+ Huyện phải có chính sách hiệu quả phát triển hệ thống đào tạo nghề nhưng phải gắn việc đào tạo đó với nhu cầu thị trường lao động, với sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Đình Hương, “Giáo trình kinh tế đô thị”, ĐHKTQD – NXBGD

2. PGS.TS. Nguyễn Tiệp, “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Nxb LĐXH.

3. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa, “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội. Thực trạng và giải pháp”, Hv chính trị quốc gia. 4. Các báo cáo về lao động, việc làm huyện Kinh Môn từ năm 2000-2006 của ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm huyện.

5. Các nghị quyết của HĐND Huyện Kinh Môn

6. Dự báo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn

7. Đề án xây dựng các cơ sở dạy nghề gắn với giải quyết việc làm giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Kinh Môn

8. Chương trình giải quyết việc làm huyện Kinh Môn giai đoạn 2006 – 2010. 9. Bài “ Thị trấn Sao Đỏ phát triển kinh tế đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá ” 10. Nhận thức sai lầm về đô thị hoá. Lao động.com.vn 2/8/2004.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH CNH ĐTH CN – XD TM – DV NN SL CC PTTH PTCS KS – NH HTX TTTN

Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá Công nghiệp hoá

Đô thị hoá

Công nghiệp - Xây dựng Thương Mại - Dịch vụ Nông nghiệp Số lượng Cơ cấu Phổ thông trung học Phổ thông cơ sở Khách sạn - Nhà hàng Hợp tác xã

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương 1:...5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH...5

ĐÔ THỊ HOÁ NÔNG THÔN...5

1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động trong qúa trình Đô thị hoá nông thôn...5

1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của Đô thị hoá...5

1.1.1.1. Khái niệm Đô thị hoá ...5

1.1.1.2. Vai trò của Đô thị hoá nông thôn...7

1.1.1.3. Đặc trưng của Đô thị hoá...8

1.1.2. Tính tất yếu của đô thị hoá...10

1.1.3. Tác động của đô thị hoá đến lao động - việc làm...11

1.1.3.1. Tác động đến người lao động...11

1.1.3.2. Tác động đến việc làm...12

1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ...14

1.2.1. Chuyển đổi nghề nghiệp...14

1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động...15

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động...16

1.3.1. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế...16

1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ...17

1.3.3. Thị trường lao động...18

1.3.4. Ảnh hưởng của chính sách lao động - việc làm...18

1.3.5. Nhân tố con người...18

1.4. Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn...19

1.5. Tác động Đô thị hoá đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động...20

1.5.1. Tác động tích cực...20

1.6. Kinh nghiệm thực tế về chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động

trong quá trình đô thị hoá nông thôn ...22

1.6.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới...22

1.6.1.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc...22

1.6.1.2. Kinh nghiệm ở một số nước ASEAN...24

1.6.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam...25

1.6.3. Kinh nghiệm được rút ra cho các địa phương trong nước...29

Chương 2:...31

THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ...31

Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG...31

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn...31

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Kinh Môn...31

2.1.1.1. Vị trí địa lý...31

2.1.1.2. Địa hình...31

2.1.1.3. Đất đai...33

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyệnKinh Môn...33

2.1.2.1. Dân số và lao động...33

2.1.2.2. Về cơ sở hạ tầng...34

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế...36

2.1.2.4. Tình hình văn hoá xã hội...37

2.2. Khái quát quá trình đô thị hoá ở Kinh Môn...39

2.2.1. Diễn biến đô thị hoá ở Kinh Môn...39

2.2.1.1. Biến chuyển đất đai...40

2.2.1.2. Biến động về dân số và lao động...42

2.2.1.3. Tình hình đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội...44

2.2.1.4. Sự phát triển các ngành sản xuất kinh doanh...46

2.2.2. Tác động đô thị hoá đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở huyện Kinh Môn...51

2.2.2.1. Tác động đến việc làm của người lao động...51

2.2.2.2. Tác động đến tình trạng thất nghiệp...53

2.3. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở huyện Kinh Môn...56

2.3.1. Lý do việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình

ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn...56

2.3.2. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở huyện...57

2.3.2.1. Kết quả chuyển đổi...58

2.3.2.2. Các giải pháp đã thực hiện...62

2.3.2.3. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết để chuyển đổi nghề cho người lao động...64

2.4. Đánh giá chung...65

2.4.1. Thành tựu và nguyên nhân...65

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân...66

Chương 3...68

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG...68

3.1. Quan điểm và định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá...68

3.1.1. Quan điểm chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá...68

3.1.1.1. Giải quyết những ảnh hưởng của ĐTH đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động phải gắn với công tác đào tạo nghề...68

3.1.1.2. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần phù hợp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động...69

3.1.1.3. Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm đối với người lao động trên địa bàn Huyện cần đặc biệt ưu tiên theo hướng tạo việc làm tại chỗ và tự tạo việc làm nhằm khai thác lợi thế của địa phương...69

3.1.1.4. Trong việc giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân...70

3.1.1.5. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn không thể tách khỏi chiến lược tạo việc làm và sự chuyển dịch cơ cấu lao động...70

3.1.2. Định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở Kinh Môn...71

3.2. Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá...72

3.2.1. Giải pháp đào tạo nghề tạo thuận lợi trong chuyển đổi nghề nghiệp cho

người lao động...73

3.2.2. Tập trung thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động...74

3.2.2.1. Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp – xây dựng và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ...74

3.2.2.2. Thực hiên chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn...75

3.2.2.3. Phát triển các ngành dịch vụ ...76

3.2.3. Tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống và các nghề mới ở địa bàn Huyện...77

3.2.4. Phát triển hệ thống dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động...77

3.2.5. Khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh...78

3.2.6. Giải pháp từ phía người lao động...79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...81

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình đất đai huyện Kinh Môn...33

Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng dân số huyện Kinh Môn...34

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Kinh Môn...37

Bảng 2.4: Cơ cấu đất đai của huyện Kinh Môn trong tiến trình ĐTH...41

Bảng 2.5: Dân số và mật độ dân số huyện Kinh Môn...42

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động huyện Kinh Môn giai đoạn 2000-2006...43

Biểu 2.7: Tình hình đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội của huyện...45

Bảng 2.8: Cơ cấu ngành nghề của huyện Kinh Môn

... 47

Bảng 2.9: Các cơ sở thương mại dịch vụ của huyện Kinh Môn...49

Bảng 2.10. Tình hình thất nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2000-2006...55

Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu về chất lượng lao động của huyện...55

Bảng 2.12: Biểu động lao động trong các ngành nghề ở huyện Kinh Môn...59

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

“Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong

quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương ” này là do tôi

tự viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS. Vũ Thị Minh, trên cơ sở nghiên cứu, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản, từ các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web chính thức và các văn bản liên quan khác. Nội dung chuyên đề đảm bảo phản ánh đúng thực tế và không sao chép từ bất cứ đề tài sẵn có nào.

Tôi xin cam đoan nội dung trên hoàn toàn là sự thực và xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà nội, tháng 4 năm 2007 Sinh viên

Bùi Hồng Hoa

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

Hà Nội, ngày tháng năm 2007

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 79 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w