Diễn biến đô thị hoá ở Kinh Môn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 39 - 40)

Trước kia Kinh Môn là huyện có sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thống trị. Nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu toàn huyện. Kinh tế chậm phát triển, hiệu quả thấp, thiếu vốn đầu tư, lao động thiếu việc làm,..Tuy nhiên trong những năm gần đây kinh tế huyện có bước đột phá mới kể từ khi thực hiện nghị quyết NQ64/CP của chính phủ( năm 1993 ) về giao đất lâu dài cho người dân sản xuất kinh doanh và hàng loạt chính sách mới về thu hút vốn đầu tư đã tạo cả thế và lực cho kinh tế huyện từng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là kinh tế hộ. Gần đây sự phát triển nhanh và mạnh của các thành phần kinh tế tư nhân, ngoài quốc doanh tạo động lực thúc đẩy quá trình CNH – HĐH và đô thị hoá nông thôn của huyện diễn ra mạnh mẽ.

Hiện nay, quá trình ĐTH ở Kinh Môn đã và đang diễn ra với tốc nhanh. ĐTH đã làm thay đổi toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội của huyện. Trước năm 1990, huyện Kinh Môn là huyện sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thống trị. Nông nghiệp đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu của huyện. Kinh tế chậm phát triển, hiệu quả thấp, thiếu vốn đầu tư, lao động thiếu việc làm… Cho đến năm 1993 khi thực hiện nghị quyết NQ 64/CP của chính phủ về giao đất lâu dài cho nhân dân sản xuất kinh doanh và những chính sách mới về thu hút vốn đầu tư của huyện đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh. Nếu như trước kia, hệ thống giao thồng còn vô cùng lạc hậu chỉ một số ít đường dải nhựa còn lại đường dải đá sơ sài, chỗ thì đất đỏ lở loét, ổ gà đầy dãy,…

gây ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại trong huyện. Nhưng thực tế đến nay hoàn toàn khác, cả huyện đã không còn đường đất phần lớn được nâng cấp, bê tông, giải nhựa kiên cố hoá, tạo thuận lợi cho tất cả các phương tiện vận chuyển đi lại dễ dàng hơn. Hai bên đường, nhà cấp 4 đã được thay thế bởi những ngôi nhà kiên cố, bán kiên cố, những khu vui chơi giải trí mọc lên trông thấy.

Vào thời điểm trước mặc dù huyện có nhiều tài nguyên, lợi thế tốt để phát triển mạnh về công nghiệp. Nhưng trong lĩnh vực này Kinh Môn vẫn còn ở thế bế tắc chưa có đường lối phát triển phù hợp. Sản lượng và doanh thu của công nghiệp còn rất khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Tuy nhiên những năm gần đây Kinh Môn đã chú trọng đầu tư cho công nghiệp. Số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng vọt cả về số lượng lẫn quy mô. Đến nay có tới 90 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần tham gia sản xuất, so với hàng chục năm trước kia thì chỉ có một vài doanh nghiệp thuộc nhà nước quản lý tham gia vào công nghiệp sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản. Hiện giờ huyện có một khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp so với trước kia chỉ có một khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp.

Càng thấy rõ hơn quá trình đi lên ĐTH ở Kinh Môn khi nhìn vào lực lượng lao động. Nguồn lao động của huyện chất lượng đã được cải thiện nhờ sự quan tâm đúng mức. Năm 2000 lao động nông nghiệp chiếm tới 74,26 % nhưng đến năm 2006 con số này chỉ còn 68,84 %. Lao động nông nghiệp không còn thuần tuý như trước nữa mà đã có sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Lao động trong sản xuất công nghiệp phần lớn được qua đào tạo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w