Đầu tư là một hoạt động quan trọng trong việc phát huy lợi thế sẵn có của một cơ sở, một vùng,... để đem lại hiệu quả nhất định nào đó. Đồng thời, nó cũng phản ánh thực trạng công tác chuẩn bị lực lượng, thiết bị vật chất, cơ sở hạ tầng cho quá trình phát triển. Vì vậy, ở mỗi địa phương sự thành bại kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư. Nhận thấy tầm quan trọng này, trong đầu tư phát triển kinh tế huyện Kinh Môn luôn tìm cách đầu tư đúng hướng và có trọng điểm đối với các ngành kinh tế, xã hội. Huyện đã hướng tới những ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế chung
Những năm qua tổng số vốn đầu tư của toàn huyện đã tăng mạnh. Năm 2000 vốn đầu tư là 27531 triệu đồng, song đến năm 2003 đã đạt 35721 triệu đồng tăng lên 8190 triệu đồng tương ứng với 29,75%. Đến năm 2006 con số này đạt mức 60521 triệu đồng tăng 24791 triệu đồng (69,40%) so với năm 2003.
Biểu 2.7: Tình hình đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội của huyện Chỉ tiêu 2000 2003 2006 SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) Tổng vốn đầu tư 27531 100,00 35721 100,00 60512 100,00 1. Nông nghiệp 11109 40,35 14228 39,83 22440 37,08 2. Cơ sở hạ tầng 10467 38,02 12941 36,23 23947 39,57 3. Điện 3028 11,00 4948 13,85 7589 12,54 4. Giáo dục 1404 5,10 1573 4,40 3013 4,98 5. Y tế 443 1,61 603 1,69 1058 1,75 6. Đầu tư khác 1079 3,92 1428 3,99 2465 4,07
Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn Trong tổng số vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội của huyện thì nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng đầu tư lớn. Nguồn đầu tư cho nông nghiệp này chủ yếu dành cho thuỷ lợi, các công trình khuyến nông, đầu tư giống mới,... Giai đoạn 2000-2006 vốn đầu tư cho nông nghiệp vẫn liên tục tăng. Năm 2000 vốn đầu tư cho nông nghiệp là 11109 triệu đồng, chiếm 40,35% trong tổng cơ cấu đầu tư. Năm 2003 đạt 14228 triệu đồng nhưng chiếm có 39,83% trong tổng cơ cấu, tức là giảm đi 0,52 % về tỷ trọng đầu tư so với năm 2000. Đến năm 2006, đầu tư cho nông nghiệp dù tăng là 22440 triệu đồng nhưng chỉ còn chiếm 37,08 % đã giảm đi 3,27 % so với năm 2000. Qua đây cho thấy mặc dù cơ cấu đầu tư nông nghiệp giảm nhưng về giá trị lại tăng lên. Sự tác động ĐTH nông thôn diễn ra nhanh trên địa bàn huyện khiến cho trong nội bộ nông nghiệp có sự chuyển dịch về vốn đầu tư.
Nhận thấy Kinh Môn có tiềm lực kinh tế mạnh về khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng,... nên trong giai đoạn 2000-2006, huyện đã có những đầu tư lớn cho phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư từ bên trong và ngoài huyện vào phát triển công nghiệp địa phương. Năm 2000 đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng 10467 triệu đồng chiếm 38,02 %, nhưng đến năm 2003 đã là 12941 triệu đồng (36,23 %) và năm 2006 đầu tư cho cơ sở hạ tầng đạt 23947 triệu đồng, chiếm tới 39,57 % trong tổng đầu tư của huyện. Do một lượng lớn vốn được đầu tư giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông, cơ sở vật chất ban đầu cho các khu công nghiệp nên đã tạo ra không ít những cụm công nghiệp mới, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao và quan
trọng hơn là nó giải quyết bức xúc về việc làm. Nhờ vậy mà người lao động có cơ hội lựa chọn dễ dàng với nhiều công việc hơn so với trước kia.
Phát triển kinh tế nhanh và mạnh thì nhân tố con người luôn là mối quan tâm lớn của huyện. Kinh Môn rất quan tâm đến vấn đề giáo dục bới nó là yếu tố có tính chất quyết định đến tương lai không chỉ của một ai mà của toàn xã hội. Số vốn đầu tư của Huyện liên tục tăng qua các năm 2000, 2003, 2006 lần lượt là 1404, 1573, 3013 triệu đồng. Như vậy, đầu tư cho giáo dục không những nâng cao trình độ dân trí cho tần lớp trẻ mà còn góp phần cải thiện chất lượng lao động hiện thời của người dân. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở cả tương lai và hiện tại khi mà quá trình CNH, ĐTH nông thôn đang diễn ra.
Kinh Môn đã đầu tư đúng mức vào các hoạt động xã hội, phúc lợi xã hội. Hệ thống điện luôn được tu bổ và nâng cấp đảm bảo nguồn điện ổn định đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiêu dùng. Năm 2000, tổng số vốn đầu tư cho ngành điện là 3028 triệu đồng, chiếm 11 % nhưng đến năm 2003 đạt 4948 triệu đồng và năm 2006 đã là 7589 triệu đồng.
Ngoài ra, vài năm gần đây y tế cũng được quan tâm đầu tư cả về quy mô và trang thiết bị. Tổng vốn đầu tư năm 2000 có 443 triệu đồng nhưng đến năm 2006 tăng lên 1058 triệu đồng tăng lên 615 triệu đồng và chiếm 138,83 % so với năm 2000. Song sự đầu tư này còn khá khiêm tốn cần phải tăng nhiều hơn nữa.
Qua việc phân tích tình hình đầu tư của huyện đối với các ngành kinh tế, xã hội cho thấy Kinh Môn đã đầu tư tương đối hợp lý, phù hợp sự phát triển của các ngành. Đây cũng là yếu tố cần xem xét khi giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nhất là việc chuyển đổi nghề nghiệp cho họ trong tình hình đang diễn ra CNH, ĐTH nông thôn ở địa bàn huyện.