Sự phát triển các ngành sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 51)

Khi quá trình ĐTH nông thôn diễn ra sẽ dẫn đến sự phát triển của tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, làm cho giá trị sản xuất của các ngành biến đổi. Điều này cũng tạo hướng cho việc chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động nông nghiệp đến các

ngành đang và sẽ phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

Bảng 2.8: Cơ cấu ngành nghề của huyện Kinh Môn

2000 2003 2006 SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) Tổng giá trị sản xuất 658627 100 1257633 100 1433824 100 1. Ngành nông nghiệp 334187 50,74 551346 43,83 585717 40,85 2. Ngành CN – XD - Ngành công nghiệp - Ngành xây dựng 176512 87868 88644 26,80 49,78 50,22 374168 248485 125683 29,75 66,41 33,59 461256 319051 142205 32,17 69,17 30,83 3. Ngành TM - DV

- Vận tải, thông tin liên lạc - Khách sạn- nhà hàng 147928 99718 48210 22,46 67,41 32,59 332119 229992 102127 25,24 69,25 30,75 386851 240931 145920 26,98 62,28 37,72

Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn. * Sự phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

Ngành công nghiệp Kinh Môn đang có sự gia tăng nhanh về cả số lượng lẫn chủng loại sản phẩm. Xét tổng giá trị sản xuất thì ngành công nghiệp xây dựng đã tăng ở về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2000 toàn huyện có tổng doanh thu là 176512 triệu đồng chiếm 26,80 % trong cơ cấu. Đến năm 2003 tổng doanh thu đạt 374168 triệu đồng chiếm 29,75 % cơ cấu. Song năm 2006 con số này là 461256 triệu đồng chiếm 32,17 % cơ cấu toàn huyện và tăng gấp 2,61 lần so với năm 2000. Như vậy, ngành công nghiệp Kinh Môn đã có tốc độ tăng khá nhanh song chưa mạnh. Qua đây cho thấy kinh tế Kinh Môn đã có sự chuyển biến sang các ngành phi nông nghiệp. Sự thay đổi trong cơ cấu ngành công nghiệp đã phần nào khẳng định được sự thay đổi về cơ cấu lao động, khẳng định việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động có tăng lên.

Trước kia ngành công nghiệp huyện chỉ có một nhà máy xi măng Hoàng Thạch, một số doanh nghiệp nhỏ tham gia vào sản xuất xi măng và một số ít cơ sở đóng tàu nhỏ lẻ...Nhưng hiện nay Kinh Môn đã có tới 90 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp, trong đó có 2 HTX, 24 công ty trách nhiệm hữu hạn còn lại là công ty cổ phần, công ty tư nhân. Nổi bật trong lĩnh vực sản xuất

công nghiệp ở huyện là xí nghiệp xây dựng số 1 chuyên khai thác và chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, kinh doanh dịch vụ thương mại và xuất khẩu; HTX cơ khí Phạm Tân chuyên khai thác đá; làng nghề ươm tơ Hà Tràng (xã Thăng Long);... những xí nghiệp này đóng góp rất lớn trong việc giải quyết vấn đề việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

Tính riêng sản xuất công nghiệp thì doanh thu năm 2003 là 248485 triệu đồng chiếm 66,41 % trong cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng, tăng 2,83 lần so với năm 2000. Đến năm 2006 doanh thu đạt 319051 triệu đồng chiếm 69,17 % đã tăng lên trên 1,28 lần so với năm 2003. Đối với ngành xây dựng doanh thu cũng tăng lên song lại giảm về cơ cấu. Năm 2000 doanh thu của ngành đạt 88644 triệu đồng, chiếm 50,22% nhưng đến năm 2006 đạt 142205 triệu đồng và chiếm có 30,38 %.

Tóm lại với tiềm năng có sẵn cộng thêm vị trí địa lý tương đối thuận lợi về nhiều mặt huyện Kinh Môn sẽ có một nền công nghiệp mạnh trong tương lai không xa. Huyện đã dự tính cơ cấu kinh tế hướng tời phát triển ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Đặc biệt đến năm 2010 huyện sẽ xây dựng hoàn thiện 5 đến 6 cụm công nghiệp và một khu công nghiệp, phát triển các làng nghề tạo điều kiện tốt cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư...Do đó triển công nghiệp góp phần giải quyết khó khăn đối với lao động nông thôn khi mà họ luôn mong muốn kiếm được việc mới tốt hơn hay chuyển đổi sang nghề nghiệp thích hợp cho bản thân và xã hội.

* Sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ

Ngành thương mại - dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn ngành công nghiệp - xây dựng nhưng tốc độ tăng lại nhanh hơn. Ngành thương mại đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, hàng hoá kinh doanh phong phú đa dạng, mua bán thuận lợi đáp ứng nhu cầu vật tư phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Vì thế mà trong một số năm gần đây các dịch vụ tiêu dùng, giải trí phát triển mạnh trên khắp các xã trong huyện.

Năm 2000 ngành thương mại - dịch vụ đạt doanh thu 147928 triệu đồng chiếm 22,46 % tỷ trọng trong cơ cấu ngành kinh tế, đến năm 2003 doanh thu của nó tăng đạt 332119 triệu đồng, chiếm 25,24 % tỷ trọng.Tuy nhiên đến năm 2006, tỷ trọng của nó lúc này chiếm 26,98 % nhưng doanh thu đạt 386851 triệu đồng. Điều này đã phần nào khẳng định được vị thế tăng lên ngày một nhanh và mạnh của ngành thương mại - dịch vụ trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện.

Bảng 2.9: Các cơ sở thương mại dịch vụ của huyện Kinh Môn Tốc độ tăng (lần) 2003/2000 2006/2000 Tổng số 3720 4302 5061 1,16 1,36 1. Tập thể 1 2 2 2 2 2. Tư nhân 1799 1950 2193 1,08 1,22 3. Hỗn hợp 1920 2350 2866 1,22 1,49

Nguồn : Phòng thống kê huyện Kinh Môn

Số cơ sở dịch vụ thương mại - dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Các loại hình dịch vụ chủ yếu do tư nhân, doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức hỗn hợp cung cấp. So với năm 2000 thì năm 2003 có 4302 cơ sở gấp 1,16 lần và đến năm 2006 có tới 5061 cơ sở tăng 1,36 lần. Ở tất cả các xã đều có chợ để mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hoá với đủ chủng loại hàng hoá. Ngoài ra tại các thôn, các tổ dân phố đều có các điểm buôn bán nhỏ với các loại hàng tạp hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Số lượng những nhà hàng, khách sạn, các chợ, các khu mua sắm buôn bán mọc lên ngày một nhiều. Toàn huyện có tới 21 nhà hàng, khách sạn quy mô lớn và 25 chợ lớn, nhỏ. Thêm vào đó huyện còn có 2 khu du lịch là Đền Cao (xã An Sinh) và Động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh) càng làm cho hoạt động thương mại - dịch vụ ở đây phát triển nhất là trong quá trình ĐTH nông thôn. Do đó hàng năm đã tạo việc làm mới cho nhiều lao động và giúp họ trong chuyển đổi nghề nghiệp.

Trong nội bộ ngành thương mại - dịch vụ thì KS - NH, dịch vụ tiêu dùng có triển vọng lớn đem lại lợi nhuận cao. Năm 2000 lĩnh vực này đạt 48210 triệu đồng chiếm 32,59 % trong tỷ trọng của ngành. Trong năm 2003 doanh thu là 102127 triệu đồng chiếm 30,75 %, tăng 2,12 lần so với năm 2000 và đến năm 2006 là 145920 triệu đồng chiếm 37,72% tỷ trọng của ngành tăng 1,43 lần so với cùng kỳ năm 2003. Ngoài ra

vận tải, thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2000 lĩnh vực này đạt 99718 triệu đồng chiếm 67,41 % trong tỷ trọng của ngành. Đến năm 2003 đã đạt 229992 triệu đồng chiếm 69,25 % tăng lên 2,31 lần so với năm 2000. Nhưng trong năm 2006 doanh thu dù có tăng là 240931 triệu đồng song chỉ chiếm có 62,28 % tỷ trọng của ngành.

Do đặc thù của huyện Kinh Môn với công nghiệp đang phát triển và lại có lợi thế về du lịch, dịch vụ nên KS - NH là một lĩnh vực có triển vọng lớn đem lại nhiều lợi nhuận và ít bị ô nhiễm môi trường. Các loại hình dịch vụ vận tải, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ tư vấn,… đang có ưu thế phát triển mạnh đặc biệt là ở các thị trấn của huyện, các cụm, khu công nghiệp và một số xã như An Sinh, Phạm Mệnh, Tân Dân.Sự phát triển của các loại hình dịch vụ này góp phần giải quyết việc làm cho nguời lao động chủ yếu là lao động trẻ.

Như vậy ngành thương mại - dịch vụ sẽ còn có thể phát triển hơn nữa khi mà các tiềm năng của huyện được khai thác hợp lý và đầu tư phù hợp. Điều đó làm rút bớt lượng lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đưa cuộc sống người dân lên mức cao hơn.

* Sự phát triển của ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đã có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng giá trị vẫn tăng. Năm 2003 doanh thu của ngành nông nghiệp là 551346 triệu đồng chiếm 43,83 % tỷ trọng trong cơ cấu ngành kinh tế và tăng 64,98 % so với năm 2000. Nhưng đến năm 2006 đạt 585717 triệu đồng chiếm có 40,85 % trong tỷ trọng và tăng có 6,23 % so với năm 2003.

Qua phân tích ở trên cho thấy chính những thay đổi trong phát triển ngành nông nghiệp đã tác động rất nhiều đến lực lượng lao động nông nghiệp nhất là về chất lượng. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có trình độ cao còn ít, việc đầu tư nâng cao chất lượng lao động lại hạn chế nhiều. Vì vậy một bộ phận lao động nông nghiệp tỏ ra lúng túng và phản ứng chậm trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường ắt sẽ gặp khó khăn trong vấn đề việc làm nên cần phải được quan tâm.

Như vậy nhờ sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ mà doanh thu toàn huyện tăng liên tục. Điều đó khẳng định kinh tế Kinh Môn đã và đang chuyển sang kinh tế phi nông nghiệp hay nói cách khác ĐTH nông thôn ở huyện đang diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện. Cho nên nó có ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm trong toàn huyện nói chung và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nói riêng.

2.2.2. Tác động đô thị hoá đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở huyện Kinh Môn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w