Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 66 - 68)

* Tồn tại :

- Tình trạng việc làm chưa bền vững, nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và học nghề còn nhiều bức xúc. Giải quyết việc làm của Huyện còn khó khăn do tình trạng cung vượt quá cầu, lực lượng lao động ngày càng tăng.

- Lao động qua đào tạo, tuy đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng, nhưng cơ cấu chưa hợp lý, nên vẫn tồn tại tình trạng thừa lao động có bằng cấp, thiếu lao động có kỹ thuật, lao động qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động về chất lượng, số lượng.

- Số lượng lao động chuyển đổi nghề nghiệp được chưa nhiều mà mới chỉ chuyển sang một số ngành có tính chất công việc tương đối đơn giản.

- Người lao động còn bàng quan, chưa thực sự nỗ lực trong việc tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp.

- Việc phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ vẫn còn chậm chưa tương xứng tiềm năng nên thu hút lao động còn thấp.

- Chính quyền cơ sở chưa vào cuộc một cách tích cực, việc triển khai các chương trình giải quyết việc làm còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm hoặc chưa cao, chưa tích cực tuyên truyền, giáo dục giúp đỡ người lao động.

* Nguyên nhân

- Do lao động của huyện vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên trình độ văn hoá, kỹ thuật cùng với sự hiểu biết, nhạy bén trước những thay đổi của thị trường còn yếu và kém.

- Do quá trình ĐTH, CNH diễn ra làm cho người lao động nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng chưa chuẩn bị cho mình một ngành nghề mới thích hợp, chưa thích ứng kịp với tác phong lao động công nghiệp.

- Phần lớn lao động nông thôn trình độ thấp, hoặc đã lớn tuổi nên việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn.

- Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động chưa được thật sự chú ý, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp.

- Vấn đề đào tạo nghề vẫn chưa có những chương trình dự án, biện pháp thích hợp nên hiệu quả còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo không được cao, người lao động vẫn chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của đào tạo nghề.

- Việc đầu tư nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa nhiều, việc thu hút đầu tư bên ngoài còn yếu mà chủ yếu lấy ở trong huyện.

- Một bộ phận người lao động còn ỷ lại, trông chờ vào nhà nước chưa năng động trong cơ chế thị trường.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w