Kinh nghiệm được rút ra cho các địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 29 - 31)

Từ kinh nghiệm thực tế về giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH một số nước và một số vùng địa phương ở nước ta có thể rút ra bài học chủ yếu để xem xét và vận dụng như sau:

- Cần phải có chính sách hiệu quả phát triển hệ thống đào tạo nghề tại các vùng nông thôn trọng điểm, có tốc độ CNH, ĐTH nhanh để tạo khả năng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Các nghề đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động, với sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ tại các địa phương. Điều này mới tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động nông nghiệp chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp. Khi đào tạo nghề phải tập trung cả vào đào tạo nghề ban đầu, đào tạo lại và đào tạo nâng cao để đáp ứng kịp thời sự đổi mới.

- Cần có nhiều hình thức đào tạo nghề hiệu quả đối với người lao động nông thôn nên phải có sự lựa chọn cho thích hợp với từng thời điểm, từng địa phương. Đào tạo lao động tại các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề chính quy của nhà nước và tư nhân mở tại địa phương; đào tạo tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề của các công ty; đào tạo nghề ngay trong các trường học phổ thông; đào tạo kèm cặp tại công ty.

Đối với Việt Nam thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống cũng như phát triển các nghề mới là vấn đề rất quan trọng. Nó không chỉ giúp giải quyết công ăn, việc làm trước mắt cho người lao động mà còn gián tiếp giải quyết các vấn đề xã hội khác nảy sinh nhất là trong quá trình ĐTH. Muốn khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống thực sự có hiệu quả trước hết phải có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước. Đó là sự hỗ trợ bằng việc ban hành những qui định pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ về tài chính, tiếp cận nguồn vốn, tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển của làng nghề. Trong các làng nghề cần chú ý tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ tay nghề của người lao động và áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường,... Đồng thời thành lập các tổ chức, hiệp hội làng nghề và phát huy vai trò của nó trong việc hỗ trợ các vấn đề vốn, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo tay nghề.

- Muốn phát triển bền vững và cân đối nền kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm đô thị, phải đầu tư có hiệu quả khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách đô thị và nông thôn, tức là phải giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân để hạn chế dòng di dân và tận dụng tiềm năng tài nguyên, khoáng sản còn chưa được khai thác thích hợp ở nông thôn. Vì thế trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho khu vực nông thôn thông qua việc cải thiện chính sách cho hợp lý.

Chương 2:

THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w