Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 25 - 29)

* Bài học ở thành phố Đà Nẵng

Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng biến đổi Đà Nẵng trở thành một thành phố trẻ, năng động với 7 quận, huyện chứa gần 800 ngàn dân, trong đó, 86,2% cư dân đô thị sống trong các khu phố văn minh. Một trong những thành công lớn nhất của Đà Nẵng là đẩy mạnh hiện đại hóa, đô thị hóa gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã

hội, trong đó có công tác hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá thành phố Đà Nẵng là:

Thứ nhất, đi đôi với chính sách giải toả, đền bù, bố trí tái định cư thoả đáng, hợp lý là chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Các chính sách này đều được hoạch định cùng lúc từ quy hoạch, phê duyệt phương án đến tổ chức di dời, bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống. Thậm chí đối với một số địa bàn phức tạp, việc làm, đời sống của nhân dân còn khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào mảnh vườn, miếng ruộng, chính sách chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết việc làm cho lao động được tính trước khi tiến hành phương án di dời, giải toả.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết việc làm chỉ áp dụng vào nhóm lao động yếu thế, thật sự khó khăn trong chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm sau di dời giải toả. Họ là những người lớn tuổi, khó có điều kiện đi học nghề, hộ gia đình đông con, thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ. Bên cạnh đó, phải coi trọng công tác điều tra, khảo sát, phân loại đối tượng để có chính sách phù hợp, chỉ hỗ trợ gián tiếp, không hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và được quản lý qua một đầu mối duy nhất là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với lao động đã lớn tuổi, các hội đoàn thể địa phương có trách nhiệm hướng dẫn cách làm ăn trên diện tích đất còn lại, lập dự án vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ việc làm, hình thành các vùng chuyên canh rau sạch, trồng hoa, cây cảnh đối với con em họ đến tuổi lao động, tổ chức đào tạo nghề miễn phí, hỗ trợ tiền ăn trưa trong thời gian học nghề; nếu còn đi học phổ thông thì thực hiện miễn, giảm học phí.

Thứ ba, tạo “vết dầu loang” trong giải quyết việc làm. Thực ra, sức ép về việc làm nói chung là lớn, nhưng riêng đối với lao động di dời, giải toả là không lớn. Vấn đề đặt ra là chất lượng, cơ cấu của lao động bị mất đất, di dời, giải toả không đáp ứng yêu cầu của xã hội, thị trường lao động. Xác định giải quyết việc làm cho đối tượng này là giải quyết vấn đề xã hội chứ không phải kinh tế. Do vậy, trong thời qua, việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở mang ngành nghề, doanh nghiệp, củng

cố, nâng cao chất lượng dạy nghề trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm... đã mở cơ hội lớn cho lao động bị mất đất được giải quyết việc làm và tự giải quyết việc làm.

Thứ tư, tôn trọng nguyên tắc thị trường trong giải quyết việc làm cho số lao động mất đất. Việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là do quan hệ cung - cầu, doanh nghiệp tự quyết định theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình cũng như yêu cầu trình độ tay nghề của người lao động. Trong khi đó, lao động bị mất đất, di dời, giải toả chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, phải tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp nhận lao động mất đất vào kèm cặp nghề, giải quyết việc làm dài hạn qua một số chính sách hỗ trợ.

Thứ năm, lồng nghép đối tượng bị thu hồi đất, di dời, giải toả vào hầu hết chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong từng thời kỳ, xem đó là đối tượng ưu tiên hưởng lợi, như đầu tư, thuế, nhà ở tái định cư, điện, nước, giáo dục, y tế, hộ khẩu, hộ tịch. Ưu tiên tuyển dụng, xuất khẩu lao động, được cung cấp thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm tại sàn giao dịch việc làm thành phố...

Thứ sáu, có cơ chế quản lý mạnh, chặt chẽ nhưng không “cầm tay chỉ việc”. Nghĩa là tăng cường quản lý Nhà nước, xây dựng chính sách theo hướng mở, linh hoạt, đẩy mạnh tuyên truyền chính sách để người lao động bị mất đất không ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà chủ động tạo việc làm cho mình và cho người khác.

Thứ bảy, nhiệm vụ hàng đầu mà chính quyền thành phố Đà Nẵng xác định khi thu hồi đất là thực hiện công tác tái định cư cho dân. Giải toả nơi ở cũ là có nơi ở mới ngay, “an cư” rồi mới “lạc nghiệp”.

Thứ tám, trong tất cả các giải pháp, biện pháp, chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động mất đất ở thành phố thì giải pháp về tín dụng được xem là hiệu quả nhất, tác động nhất. Thành phố chủ trương tạo các nguồn vốn, tạo lập các quỹ tập trung cho vay ưu đãi, tạo điều kiện cho người dân có vốn ban

đầu kinh doanh kinh tế hộ, buôn bán nhỏ. Người dân được tín chấp hoặc thế chấp để vay vốn và được các hội, đoàn thể hướng dẫn cách làm ăn, bảo toàn đồng vốn. Mô hình ngân hàng cho vay, hội đoàn thể đứng ra tín chấp và hướng dẫn cách làm ăn đã thật sự đem lại hiệu quả lớn, nhiều hộ di dời giải toả đã thoát nghèo, tự tạo việc làm ổn định.

* Kinh nghiệm ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội

Từ Liêm là một huyện có tốc độ DDTH vào loại nhanh nhất của Thủ đô Hà Nội. ĐTH đã và đang tạo ra sự chuyển biến rất sâu sắc về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, vấn đề ĐTH ở Từ Liêm đã dẫn đến một lượng lớn đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu chế xuất,… điều đó đẩy người dân đến chỗ thất nghiệp và thiếu việc làm. Trước tình hình này, huyện đã tích cực tìm nhiều biện pháp nhằm giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Kinh nghiệm và bài học được rút ra như sau:

Một là: Gắn quy hoạch đô thị với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng và địa phương. Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động nhất là đối với những hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ ĐTH, đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong hiện tại và phát triển bền vững trong tương lại.

Hai là: Cụ thể hoá chương trình giải quyết việc làm cho những hộ nông dân bị thu hồi đất do ĐTH. Trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng diện tích đất thu hồi, số lượng lao động bị thất nghiệp, đặc điểm của những lao dộng này…, từ đó đề ra chương trình giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động phù hợp hiệu quả.

Ba là: Công tác đào tạo nghề cho nông dân phải đi trước một bước, trước khi thu hồi đất canh tác. Đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn lao dộng địa phương. Nhà nước trích lại một khoản để tạo một phần kinh phí nhất định (đền bù gián tiếp) đào tạo nghề, giao cho Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề của huyện để họ có trách nhiệm tuyển lao động ở các xã có thu hồi đất, từ đó đào tạo nghề cho đúng đối tượng, giới tính, độ

tuổi. Như vậy đã thực sự phát huy hiệu quả tiền đền bù cho người dân trong hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm hay chuyển đổi nghề nghiệp.

Bốn là: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai, ưu đãi thuế,…khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và tạo điều kiện tốt trong chuyển đổi nghề nghiệp.

Năm là: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hỗ trợ thêm vốn phục vụ xuất khẩu lao động, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực tiếp về địa phương tuyển dụng hoặc thông tin đầy đủ, kịp thời cho địa phương về chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển dụng.

Sáu là: Phát triển và mở rộng mạnh mẽ các hình thức dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề… đưa thông tin nhanh nhất từ nhà tuyển dụng đến người lao động. Bảy là: Hỗ trợ hơn nữa về vốn, miễn giảm thuế, tạo điều kiện về bằng để mọi cơ sở có điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tạo sự tin cậy giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn không chỉ bằng giáo dục, thuyết phục mà bằng các chính sách, biện pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w