Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 33)

Dân số toàn huyện Kinh Môn năm 2006 là 169302 người, mật độ dân cư 1036 ng/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 giảm chỉ còn 7,95 % nhưng vẫn khá cao đã tạo áp lực đối với vấn đề việc làm, chuyển đổi nghề nhiệp. Còn tỷ lệ sinh của huyện có xu hướng giảm, điều này cho thấy thời gian vừa qua huyện đã làm tốt công tác dân số (xem chi tết bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng dân số huyện Kinh Môn

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2003 2006

Dân số trung bình Người 160734 164569 169302

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 8,1 8,74 7,95

Tỷ suất sinh % 13,12 13,00 13,01

Tỷ lệ chết % 5,02 4,26 5,06

Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn 2.1.2.2. Về cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông

Huyện Kinh Môn có hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận tiện tạo thuận lợi trong việc trao đổi, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tế sản xuất đưa nền kinh tế huyện phát triển theo kịp các vùng khác của đất nước.

Hệ thống giao thông đường thuỷ dài 136 km, có các con sông lớn bao bọc như sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Đá Vách…là điều kiện tốt để huyện trao đổi hàng hoá với khu vực khác nhất là vận chuyển hàng hoá đầu vào và đầu ra như đá vôi và xi măng, đồng thời mở cho huyện hướng phát triển các ngành nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu tạo thêm lượng việc làm cho người lao động.

Hệ thống giao thông đường bộ gồm có:

+ Đường 186 nối quốc lộ 5A (xã Lai Khê) với đường quốc lộ 18(thị trấn Đông Triều).

+ Đường 188 nối quốc lộ 5A (qua cầu An Thái, phà Thượng, phà Triều) với đường 18 tại thị trấn Mạo Khê (Đông Triều - Quảng Ninh).

+ Đường 189 từ thị trấn Kinh Môn đến phà Triều gặp đường 186. * Hệ thống cung cấp điện và thông tin

Phương tiện thông tin đại chúng càng trở nên quan trọng khi cuộc sống được nâng cao. Tính đến năm 2006 toàn huyện có 26 đài phát thanh với 1 đài phát thanh của huyện và 25 đài phát thanh của xã nằm ở từng thôn, xóm cộng thêm 25 bưu điện

nằm ở tất cả các xã. Nhờ các phương tiện thông tin này mà tất cả người dân trong huyện đều được tiếp cận với kiến thức, tư duy mới trong cả sản xuất kinh doanh và đời sống. Do đó đây là công cụ không thể thiếu nhất là trong quá trình tiến hành đô thị hoá nông thôn.

Bên cạnh hệ thống thông tin thuận lợi trên thì huyện Kinh Môn cũng có hệ thống điện tốt đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên việc cung cấp điện trong toàn huyện vẫn chưa đảm bảo ổn định và an toàn. Toàn huyện có 142 trạm biến áp, 119 km đường dây cao thế, 270000 km đường dây hạ thế. Ngoài ra, huyện đã có 16,5 km đường giao thông có đèn cao áp chiếu sáng chủ yếu tập trung ở các thị trấn Kinh Môn, Phú Thứ, Minh Tân, khu công nghiệp xi măng Hoàng Thạch,…Một số xã cũng tự thắp sáng đường làng xóm, một số đoạn đường có lưu lượng lưu thông lớn.

* Hệ thống cấp thoát nước

Trong mấy năm gần đây việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân ở huyện đã được quan tâm chú ý, năm 2006 có 3 công ty làm nhiệm vụ cung cấp nước sạch. Tuy nhiên do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, đời sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu nước sạch càng tăng lên.

Hệ thống cung cấp nước sạch mới chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước máy của các khu dân cư ở thị trấn của huyện, khu công nghiệp và một số xã lân cận những vùng này. Còn đại đa số dân cư vẫn dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất bằng nước giếng khoan, giếng đào và được xử lý qua hệ thống lọc đơn giản.

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất mới qua xử lý sơ bộ và được thoát qua các cống, rãnh chảy ra các sông, mương, hồ, ao trong khu vực vẫn chưa được nâng cấp, hoàn chỉnh.

* Cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo

Toàn huyện Kinh Môn có 3 bệnh viện: Bệnh viện Kinh Môn,bệnh viện Phúc Thành, bệnh viện Nhị Chiểu và 28 trạm y tế xã đã phần nào đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đội ngũ cán bộ y tế của huyện có khoảng 280 người, trong đó có 46 bác sĩ, 4 dược sĩ cao cấp, 173 y sĩ và dược sĩ, 32 y tá, hộ lý và 6 cán bộ quản

lý. Có khoảng 10/25 xã đã có bác sĩ và tất cả các thôn có cán bộ y tế. Các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, không để cho những căn bệnh, dịch bệnh lớn xảy ra. Tuy nhiên ở các trạm xá và phòng khám vẫn còn thiếu một số trang thiết bị. Do đó để đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các đối tượng cần phải tìm biện pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Hệ thống trường học được phân bố rộng khắp ở tất cả các xã trong huyện nên tạo điều kiện thích hợp về học tập nâng cao kiến thức. Huyện có đầy đủ các trường học cấp I, cấp II và cấp III, với trên 900 phòng học cùng nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Số trường học đã được kiên cố hoá cao tầng như tiểu học đạt 78,34 %, THCS đạt 96,5 % và PTTH đạt 100 %. Hiện nay các trường đều có sân chơi theo qui định, có nhà vệ sinh, nước sạch, có thư viện và phòng thí nghiệm. Với cơ sở vật chất như vậy giáo dục ở huyện đã đáp ứng được nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức của người dân. Tuy nhiên, huyện vẫn chưa có cơ sở công lập đào tạo nghề, chưa có trung tâm dạy nghề. Do đó khó khăn trong công tác đào tạo, dạy nghề làm người lao động gặp một số trở ngại khi chuyển đổi nghề nghiệp.

Tóm lại, cơ sở hạ tầng của huyện Kinh Môn đã và đang được nâng cấp, xây dựng hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế huyện đi lên. Có cơ sở hạ tầng thuận lợi mới thu hút được đầu tư, từ đó khai thác được các thế mạnh của huyện. Do đó hoàn thiện cơ sở hạ tầng là động lực để chuyển đổi nền kinh tế và chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp.

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh Môn là huyện mà nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Trong thời gian gần đây quá trình CNH, HĐH và ĐTH diễn ra đã làm cơ cấu huyện có nhiều thay đổi, từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu đã dần hướng tới sản xuất công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần còn công nghiệp có xu hướng tăng.

Trong giai đoạn 2000-2006 tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng lên từ 658627 triệu đồng năm 2000 tăng lên 1433824 triệu đồng vào năm 2006. Tuy nhiên cơ cấu của các ngành có nhiều thay đổi tăng các ngành phi nông nghiệp và giảm ngành nông nghiệp. Năm 2006, giá trị công nghiệp- xây dựng chiếm 32,17 %; ngành thương mại-dịch vụ chiếm 26,98 % ; ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 40,85 % tổng giá trị sản xuất toàn huyện. (xem chi tiết bảng 3)

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Kinh Môn

( Theo giá hiện hành)

2000 2003 2006

SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%) SL(trđ) CC(%)

Ngành CN-XD 176512 26,80 374168 29,75 461256 32,17

Ngành TM-DV 147928 22,46 332119 25,24 386851 26,98

Lâm, Nông, Thuỷ sản 334187 50,74 551346 43,83 585717 40,85 Tổng cộng 658627 100,00 1257633 100,00 1433824 100,00

Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn 2.1.2.4. Tình hình văn hoá xã hội

Kinh Môn có một nền giáo dục khá tốt. Trong huyện có có 59 trường học với 5 trường PTTH, 27 trường THCS và 27 trường Tiểu học. Công tác giáo dục có bước phát triển mạnh mẽ, huyện đã hoàn thành phổ cập cấp II. Trong những năm qua bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo thì hệ thống trường luôn được nâng cấp, có 8 THCS và Tiểu học được công nhận là trường tiêu chuẩn quốc gia.

Đây là điều kiện thuận lợi để con em người dân trong huyện tiếp thu giá trị văn hoá. Số lượng học sinh đỗ vào trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, được duy trì và nâng lên. Sự nghiệp giáo dục của huyện được tỉnh đánh giá là đơn vị mạnh, công tác xã hội hoá giáo dục đạt hiệu quả cao.

Công tác y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình luôn được coi trọng và đã đảm bảo được sức khoẻ cộng đồng. Công tác tiêm phòng dịch bệnh thường xuyên được chú ý đảm bảo.

Phòng trào thể dục thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền đã được đẩy mạnh nhất là mấy năm trở lại đây đã phục vụ tích cực cho các ngày lễ lớn, các đợt vận động chính trị và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

* Đánh giá chung

Quan những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Kinh Môn có thể rút ra một số vấn đề ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn huyện Kinh Môn như sau:

- Về thuận lợi:

+ Huyện có một hệ thống giao thông thuận lợi và thông suốt đang được nâng cấp mạnh mẽ đã tạo ra khả năng lớn để giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng địa phương, tạo nhiều cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp thích hợp.

+ Khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho phép phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi giúp người lao động đa dạng các sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất tạo nhiều việc làm mới.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện đang diễn ra theo hướng tích cực từ nông nghiệp chuyển dần sang công nghiêp - thương mại - dịch vụ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động, người lao động có thể chuyển sang nhiều ngành, nghề khác với thu nhập cao hơn trước để đảm bảo nâng cao đời sống.

+ Qúa trình ĐTH diễn ra ngày càng nhanh cùng với nó là CNH - HĐH, xây dựng khu đô thị, công nghiệp đã thu hút được nhiều lao động. Người lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp có nhiều thuận lợi, cơ hội chuyển từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp.

- Về khó khăn

+ Tốc độ ĐTH diễn ra nhanh làm một phần lớn diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Người lao động nông nghiệp mất đất nên không có việc làm do đó nảy sinh nhiều vấn đề tệ nạn xã hội không tốt như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút,…cần giải quyết. Điều này đã làm tăng khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

+ Trình độ ngưòi lao động còn thấp, số lao động chưa qua đào tạo nghề còn chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn cho chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào để đảm bảo người lao động có việc làm, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống.

+ Dân số tăng sẽ làm cho vấn đề giải quyết việc làm càng trở lên khó khăn hơn nhất là trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường.

+ Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở dạy nghề nào nên người lao động khi họ muốn học nghề để kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách.

2.2. Khái quát quá trình đô thị hoá ở Kinh Môn

2.2.1. Diễn biến đô thị hoá ở Kinh Môn

Trước kia Kinh Môn là huyện có sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thống trị. Nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu toàn huyện. Kinh tế chậm phát triển, hiệu quả thấp, thiếu vốn đầu tư, lao động thiếu việc làm,..Tuy nhiên trong những năm gần đây kinh tế huyện có bước đột phá mới kể từ khi thực hiện nghị quyết NQ64/CP của chính phủ( năm 1993 ) về giao đất lâu dài cho người dân sản xuất kinh doanh và hàng loạt chính sách mới về thu hút vốn đầu tư đã tạo cả thế và lực cho kinh tế huyện từng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là kinh tế hộ. Gần đây sự phát triển nhanh và mạnh của các thành phần kinh tế tư nhân, ngoài quốc doanh tạo động lực thúc đẩy quá trình CNH – HĐH và đô thị hoá nông thôn của huyện diễn ra mạnh mẽ.

Hiện nay, quá trình ĐTH ở Kinh Môn đã và đang diễn ra với tốc nhanh. ĐTH đã làm thay đổi toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội của huyện. Trước năm 1990, huyện Kinh Môn là huyện sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thống trị. Nông nghiệp đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu của huyện. Kinh tế chậm phát triển, hiệu quả thấp, thiếu vốn đầu tư, lao động thiếu việc làm… Cho đến năm 1993 khi thực hiện nghị quyết NQ 64/CP của chính phủ về giao đất lâu dài cho nhân dân sản xuất kinh doanh và những chính sách mới về thu hút vốn đầu tư của huyện đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh. Nếu như trước kia, hệ thống giao thồng còn vô cùng lạc hậu chỉ một số ít đường dải nhựa còn lại đường dải đá sơ sài, chỗ thì đất đỏ lở loét, ổ gà đầy dãy,…

gây ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại trong huyện. Nhưng thực tế đến nay hoàn toàn khác, cả huyện đã không còn đường đất phần lớn được nâng cấp, bê tông, giải nhựa kiên cố hoá, tạo thuận lợi cho tất cả các phương tiện vận chuyển đi lại dễ dàng hơn. Hai bên đường, nhà cấp 4 đã được thay thế bởi những ngôi nhà kiên cố, bán kiên cố, những khu vui chơi giải trí mọc lên trông thấy.

Vào thời điểm trước mặc dù huyện có nhiều tài nguyên, lợi thế tốt để phát triển mạnh về công nghiệp. Nhưng trong lĩnh vực này Kinh Môn vẫn còn ở thế bế tắc chưa có đường lối phát triển phù hợp. Sản lượng và doanh thu của công nghiệp còn rất khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Tuy nhiên những năm gần đây Kinh Môn đã chú trọng đầu tư cho công nghiệp. Số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng vọt cả về số lượng lẫn quy mô. Đến nay có tới 90 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần tham gia sản xuất, so với hàng chục năm trước kia thì chỉ có một vài doanh nghiệp thuộc nhà nước quản lý tham gia vào công nghiệp sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản. Hiện giờ huyện có một khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp so với trước kia chỉ có một khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp.

Càng thấy rõ hơn quá trình đi lên ĐTH ở Kinh Môn khi nhìn vào lực lượng lao động. Nguồn lao động của huyện chất lượng đã được cải thiện nhờ sự quan tâm đúng mức. Năm 2000 lao động nông nghiệp chiếm tới 74,26 % nhưng đến năm 2006 con số này chỉ còn 68,84 %. Lao động nông nghiệp không còn thuần tuý như trước nữa mà đã có sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Lao động trong sản xuất công nghiệp phần lớn được qua đào tạo.

2.2.1.1. Biến chuyển đất đai

Dưới sự tác động của quá trình ĐTH nông thôn, sự phát triển nhanh về kinh tế thì yêu cầu đất đai không chỉ đặt ra cho các ngành sản xuất mà cả nhà ở ngày càng trở nên căng thẳng. Cộng thêm tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của huyện Kinh Môn đang rất mạnh. Vì vậy đòi hỏi đất đai cho phát triển các khu công nghiệp, các loại hình dịch vụ, quy hoạch nhà ở,... là rất lớn. Đây là một dấu hiệu tốt khẳng định sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động có nhiều thuận lợi đáng kể. Tuy vậy chính những đòi hỏi này mà một phần không nhỏ đất

nông nghiệp đã bị chuyển sang mục đích sử dụng khác gây ra vấn đề nhức nhối cho

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w