Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho ngườ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 56 - 57)

2.3.1. Lý do việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn

Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến hiện tượng người lao động chuyển đổi nghể nghiệp, nhưng chung quy lại ở một số lý do sau:

Thứ nhất, Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì sự vận động phát triển của từng hệ thống sản xuất ở những lĩnh vực sản xuất khác nhau đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, cơ cấu kinh tế của huyện Kinh Môn đang có sự thay đổi theo chiều hướng chuyển dịch sang những ngành đang và sắp phát triển, đó là công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Năm 2006 vừa qua cơ cấu kinh tế huyện: Công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông, lâm, thuỷ tương ứng là 32,17 %; 26,98 %; 40,85 %. Do đó, với cơ cấu kinh tế như vậy sẽ tạo nên một nhiều điểm mới trong phân công lao động xã hội, phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong toàn huyện, tất nhiên sẽ dẫn đến tình trạng người lao động lựa chọn và chuyển đổi nghề mới.

Tất cả các ngành trong huyện đang phát triển khá nhanh, tương đối đồng đều và đã đạt những thành tựu đáng khích lệ. Kinh Môn luôn hướng tới những ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế chung của huyện. Nhờ vậy mà huyện đã tạo được không ít cụm công nghiệp mới, xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới và do đó đây cũng là một lý do dẫn đến hiện tượng người lao động có tư tưởng, xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp sang hoạt động ở những ngành, nghề có giá trị lao động và thu nhập cao hơn. Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệ đó đã phản ánh đặc trưng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Thứ hai, Tác động của ĐTH nông thôn ở Kinh Môn làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện có nhiều thay đổi. Khi ĐTH diễn ra trên địa bàn huyện đã làm một phận người nông dân không còn hoặc bị giảm đất để sản xuất nông nghiệp. Cho nên, họ đã bị mất việc làm và rơi vào tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp. Khi thất nghiệp, không có việc làm tức là thu nhập của họ không còn trong lúc đó thì nhu cầu

cuộc sống hàng ngày không thể thiếu những khoản chi tiêu. Vì vậy để đảm bảo cuộc sống cho ngay chính bản thân mình và cả gia đình, một bộ phận lao động nông nghiệp buộc phải tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề sang khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.

Thứ ba, Trong tiến trình CNH -HĐH như hiện nay ở Kinh Môn thì nhu cầu nâng cao năng suất lao động tăng mạnh mẽ, dẫn đến việc đào thải một lượng lao động không có kỹ năng và chất lượng thấp là điều không thể tránh khỏi, đã tạo ra thêm nhiều lao động bị thất nghiệp cao. Cùng với đó là khả năng đào tạo, bổ túc kỹ năng cho hàng loạt người lao động hiện tại ở huyện vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng lao động qua đào tạo và tìm được việc làm sau khi được đào tạo chưa nhiều. Cho nên đây cũng chính là lý do để người lao động khi muốn chuyển đổi nghề nghiệp cần phải tìm cách trang bị cho mình kiến thức cụ thể về công việc mà mình muốn chuyển sang làm thì mới đạt hiệu quả.

Đồng thời quá trình CNH - HĐH cũng tạo thêm nhiều công việc mới nhưng với đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, lực lượng lao động tại địa phương mặc dù rất dồi dào nhưng trình độ lại thấp không đủ điều kiện để chuyển sang nghề đòi hỏi kỹ năng, trình độ cao. Do vậy Nhà Nươc cần phải có chính sách phân bổ và định hướng sao cho hợp lý nhất đối với từng đối tượng lao động, từng công việc cụ thể.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w