II. Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tình hình thực
2. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Mai Động
2.2. Phân tích chi phí sản xuất sản phẩm
Để phân tích chi phí sản xuất ta sẽ phân tích các chỉ tiêu trong bảng 3: “Phân tích chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu qua ba năm 2001, 2002, 2003”.
Nhận xét:
Chi phí sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh (trên 90%). Đây là khoản chi phí quan trọng, cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đợc liên tục và vì là doanh nghiệp sản xuất nên tỷ trọng khoản chi phí này trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh có thể coi là hợp lý.
Đứng về phơng diện tổng quát ta thấy: Năm 2002 so với năm 2001 chi phí sản xuất sản phẩm giảm 96.575.507 đồng (giảm 0,32%), năm 2003 so với năm 2002 chi phí sản xuất sản phẩm tăng 582.476.580 đồng ( tăng 1,91%). Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm qua ba năm cũng tăng đều: năm 2001: 97,31%, năm 2002: 97,43%, năm 2003: 97,52% trong tổng chi phí kinh doanh. Có đợc điều này là do doanh nghiệp đã phấn đấu tiết kiệm đợc chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nên đã làm cho tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm tăng trong tổng chi phí. Đi sâu nghiên cứu từng khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất sản phẩm ta thấy:
Thứ nhất là chi phí nguyên vật liệu, chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí ( tỷ trọng trên 60%). Năm 2002 so với năm 2001 tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu tăng cụ thể năm 2001: 68,86%, năm 2002: 68,88%, năm 2003: 68,97%. Chi phí nguyên vật liệu năm 2002 giảm 57.732.489 đồng (giảm 0,28%) so với năm 2001. Năm 2003 so với năm 2002 chi phí nguyên vật liệu tăng 427.204.304 đồng (tăng 2,03%). Nguyên nhân của sự tăng cao này là do sản lợng sản xuất tăng và cũng do giá nguyên vật liệu năm 2003 tăng so với năm 2002. Mặc dù vậy doanh nghiệp vẫn sử dụng rất có hiệu quả chi phí và tiết kiệm đợc các chi phí khác.
dụng hình thức trả lơng theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bên cạnh đó nhà máy lại xét mức lơng thởng phạt do vậy đã khuyến khích đợc ngời lao động đi làm đầy đủ tích cực và có trách nhiệm cao hơn trong công việc. Chi phí tiền lơng qua ba năm có xu hớng tăng đều. Cụ thể là: năm 2002 so với năm 2001 chi phí tiền lơng tăng 71.389.640 đồng tơng ứng với số t- ơng đối là 4,44%, năm 2003 so với năm 2002 tăng 10.693.517 đồng tơng ứng với tốc độ tăng là 0,64%. Điều đó cho thấy lãnh đạo doanh nghiệp đã hết sức chú trọng đến đời sống của ngời lao động cũng nh chất lợng và môi trờng lao động đã đợc cải thiện.
Đi bên cạnh chính sách tiền lơng, cải thiện cuộc sống, môi trờng làm việc cho ngời lao động, doanh nghiệp cũng hết sức chú trọng đến các chính sách, chế độ bảo vệ ngời lao động mà ngời lao động đợc hởng để phấn khích họ làm việc có hiệu quả đó là chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ đợc doanh nghiệp áp dụng theo chế độ của Nhà nớc: BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% trích trong tổng quỹ lơng. Các khoản này đợc dùng phục vụ lợi ích ngời lao động đợc trích theo quy định của Nhà nớc. Chi phí BHXH năm 2002 so với năm 2001 tăng 13.564.032 đồng tơng tơng ứng với tốc độ tăng 4,34%, năm 2003 so với năm 2002 tăng 2.031.768 đồng tơng ứng với tốc độ tăng 0,64%. Chi phí này tăng lên là do tiền lơng của ngời lao động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với tiền lơng.
Chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nhu cầu thị trờng đòi hỏi chất lợng sản phẩm hàng hoá phải ngày càng tốt hơn, mẫu mã đẹp. Do đó mặc dù là một doanh nghiệp mới đợc thành lập, đợc trang thiết bị máy móc hiện đại song công ty Mai Động – nhà máy sản xuất ống gang cầu vẫn chú trọng đầu t không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, quy trình công nghệ về chiều sâu lẫn chiều rộng. Do vậy chi phí khấu hao TSCĐ có xu hớng tăng trong ba năm qua. Năm 2002 so với năm 2001 chi phí khấu hao TSCĐ tăng 60.190.091 đồng (tăng 0,88%). Năm 2003 so với năm 2002 tăng 93.842.557 đồng (tăng 1,36%).
Công cụ dụng cụ đợc sử dụng trong quá trình sản xuất n quốc, xẻng, cà lê, mỏ lết, khuôn, zoăng cùng với máy móc, dây chuyền thiết bị góp phần năng… cao công suất máy. Chi phí công cụ dụng cụ 2002 so với năm 2001 giảm 2.960.412 đồng (giảm 1,55%), năm 2003 so với năm 2002 tăng 2.262.509 đồng (tăng 1,2%).
Chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là điện dùng cho vận hành máy móc và nớc để làm nguội. Những chi phí này đợc trả theo số tiền do giấy báo trả tiền điện, nớc của sử điện lực và nhà máy nớc. Chi phí này cùng với chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC, chi phí bằng tiền khác là chi phí sản xuất chung sẽ đ- ợc tập hợp, cuối kỳ phan bổ cho các sản phẩm. Trong chi phí dịch vụ mua ngoài, ngoài điện nớc doanh nghiệp còn sử dụng một số dịch vụ khác trong quá trình mua, vận chuyển NVL về kho cũng nh các dịch vụ bảo dỡng, bảo hành máy móc Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2002 so với năm 2001 giảm… 1.884.826 đồng (giảm 1,34%), năm 2003 so với năm 2002 tăng 5.544.287 đồng (tăng 3,01%). Năm 2002 chi phí này giảm là do doanh nghiệp đã cố gắng để giảm chi phí dịch vụ mua ngoài bằng cách sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện, nớc. Năm 2003 do doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất nên chi phí này tăng lên với tốc độ 3,01% cũng là hợp lý. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn luôn tìm mọi biện pháp để giảm khoản chi phí này. Lãnh đạo nhà máy luôn nhắc nhở, giáo dục cho công nhận để họ tự giác tiết kiệm, tránh thất thoát không cần thiết đặc biệt là tiền điện thoại.
Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí dùng để tiếp khách, công tác phí, làm thêm ca, thêm giờ, chi phí bồi dỡng đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề, nghiên cứu cải tiến lao động Chi phí này qua ba năm có xu h… ớng giảm. Năm 2002 so với năm 2001 giảm 2.907.604 đồng ( giảm 0,91%). Năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,45% cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm chi phí này.