- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ (phụ lục 2):
3.3.4. Phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải nói đi đôi với làm, lý thuyết kết hợp với thực hành sáng
chủ chốt cấp cơ sở phải nói đi đôi với làm, lý thuyết kết hợp với thực hành sáng tạo
Nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn, luôn gương mẫu trong công việc là một giải pháp quan trọng trong việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở muốn được dân tin, dân thống nhất cả ý trí và hành động trước những chủ trương chính sách của Đảng cũng như những nhiệm vụ của cơ sở cần phải luôn luôn khi đã nói là phải làm, tránh tình trạng nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng, làm một nẻo. Thực tế có những cơ sở yếu kém, cán bộ chủ chốt nói rất hay nhưng thực chất là mị dân, nói trước dân chúng một điều là vì lợi ích của dân, hai điều là vì lợi ích của tập thể nhưng thực tế họ vì chính bản thân họ dẫn đến tình trạng dân mất lòng tin, không thực hiện những điều họ nói. Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã vạch rõ: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm và đối với họ thì một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn và tuyên truyền.” [41, tr.263]. Ngay trong trang đầu của tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã nêu 23 điều về tư cách của người cách mệnh trong đó điều thứ 10 khẳng định: “Nói thì phải làm” [42, tr.260].
Đối với tất cả mọi người, Hồ Chí Minh đều đòi hỏi nói phải đi đôi với làm, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến cán bộ, Người cho rằng lời nói và việc làm của cán bộ luôn được quần chúng theo dõi, coi là khuôn mẫu, mực thước. Nếu
người cán bộ, đảng viên yêu cầu mọi người siêng năng, nhưng mình thì ăn trưa, ngủ trễ, muốn người ta tiết kiệm nhưng mình thì xa xỉ, lãng phí thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích:
“Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” [45, tr.552].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác lý luận, tư tưởng trong tình hình mới viết: “Toàn Đảng, trước hết là Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành kiên quyết thực hiện nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, đúng chính sách, pháp luật” [18, tr.141-142]. Hơn ai hết, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là người trực tiếp gắn bó với nhân dân, trực tiếp đưa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào trong dân chúng, chính vì vậy đòi hỏi người cán bộ phải nghiêm túc thực hiện phong cách làm việc nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn, làm tấm gương cho nhân dân học tập.
Có thể nói rằng, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên hiện nay nói riêng và cả nước nói chung trình độ còn hạn chế về nhiều mặt: chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, chính vì vậy mà phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác nhìn chung thiếu tính khoa học, nặng về lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực hành. Đây là hậu quả của việc chúng ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu. Hàng loạt các thói quen xấu như phong cách làm việc tự do, tuỳ tiện, gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra nghiên cứu, thiếu ngăn nắp, trật tự, luộm thuộn, lề mề, chậm chạp, không coi trọng thời gian, không cụ thể, không thiết thực, bảo thủ, trì trệ, thiếu nhìn xa, trông rộng, không biết xuất phát từ thực tiễn cơ sở để giải quyết công việc. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải xây dựng phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác khoa học, sửa dần lối lãnh đạo tùy tiện theo cảm hứng,
chủ quan, đôi khi cả nể. Muốn làm được điều đó, trước hết phải nâng cao trình độ của mỗi cán bộ một cách toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị. Học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về phương pháp tư duy biện chứng, sáng tạo, tư duy khoa học, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tiễn.
Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở muốn có phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác khoa học cần phải đi sâu, đi sát, điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình cụ thể. Đồng thời phải phát huy trí tuệ của cấp dưới, phát huy sự sáng tạo của quần chúng nhân dân, biết sử dụng bộ máy, sử dụng những người cộng sự, sử dụng những cơ quan giúp việc để nắm được những thông tin cần thiết, chính xác; sàng lọc những thông tin sai lệch, những báo cáo dối trá, những phản ánh lựa chiều thiếu trung thực.
Khi giải quyết những vấn đề đặt ra tại cơ sở, phải xem xét, đối chiếu, so sánh những ý kiến khác nhau, tổng hợp những ý kiến đó, lựa chọn ý kiến đúng, tránh nhầm lẫn giữa ý kiến đúng với ý kiến sai.
Người cán bộ chủ chốt phải có cái nhìn khách quan, toàn diện đối với bộ máy giúp việc, tránh phiến diện, một chiều, tránh nể nang, nghe những kẻ nịnh hót mà cần sử dụng những người thẳng thắn trung thực, có năng lực công tác.
Người cán bộ chủ chốt có phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác khoa học phải quán triệt nguyên tắc: làm việc phải có tính mục đích rõ ràng, tập trung chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát, hợp. Khi đã đặt kế hoạch đúng đắn rồi thì mình cùng mọi người nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra. Khi thực hiện kế hoạch rồi thì phải tổng kết việc thực hiện, cái gì làm được thì phát huy, cái gì chưa làm được thì phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trong công tác lãnh đạo, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm, từng việc, từng chủ trương, thấy rõ hay dở, đúng sai , từ đó Người bổ sung kịp thời những chủ trương chưa đúng, chưa đủ, và quan trọng hơn là để rút ra những kết luận mới để bổ sung cho lý luận. Vậy người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không chỉ xuất phát từ thực
tế của địa phương mình mà cần phải học hỏi những địa phương, những cơ sở bạn, cái gì hay mà phù hợp với cơ sở mình để học hỏi, để áp dụng mà làm.
Tác phong khoa học đòi hỏi: Lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình, phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ, cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể, cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời, làm đến nơi đến chốn. Có như vậy, người cán bộ chủ chốt mới thực hiện tốt được công tác dân vận, được nhân dân tin yêu và phát huy được sức mạnh to lớn của tập thể trong việc hoàn thành những nhiệm vụ ở cơ sở.