- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ (phụ lục 2):
3.3.3. Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải có phong cách làm việc và phương pháp lãnh đạo dân chủ, gần dân
phương pháp lãnh đạo dân chủ, gần dân
Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải luôn tôn trọng dân; thái độ khinh dân, coi thường dân là biểu hiện của phong cách lãnh đạo độc đoán, quan liêu. Người lãnh đạo ở cơ sở phải nhận thức được rằng ở người dân bình thường nhất, trình độ thấp nhất cũng có thể có được những sáng kiến hay nhất vì chân lý đều nảy sinh từ vấn đề thực tiễn, người nông dân là những người thường xuyên phải đối mặt với thực tiễn, trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn nhất là những hoạt động sản xuất vật chất ở cơ sở, cho nên họ là những người có thể đưa ra những sáng kiến, kiến nghị nảy sinh từ chính hoạt động của họ. Chính vì vậy, nếu người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở biết lắng nghe dân nói, hiểu những việc dân làm, tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ có những giải pháp tốt trong công tác cũng như lãnh đạo. Thực tiễn ở nước ta đã chứng minh điều đó: việc đổi mới phương thức khoán trong
nông nghiệp cũng bắt đầu từ sáng kiến của quần chúng. Như vậy, việc thực sự tôn trọng nhân dân không phải chỉ ở góc độ nhân văn, nhân đạo mà phải hiểu từ góc độ khoa học, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải nhìn nhận người dân như người “thầy” của mình, như Bác Hồ đã nhắc nhở: Cán bộ phải học ở nhân dân.
Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có phương pháp lãnh đạo và phong cách làm việc dân chủ là người lãnh đạo phải biết gợi cho dân nói, dân phát biểu ý kiến trong các cuộc họp bàn, nếu người lãnh đạo giữ vai trò chủ trì, điều khiển thì phải quán triệt nguyên tắc “nghe dân nói là chính”, khắc phục bệnh thường gặp ở nhiều người cán bộ lãnh đạo trong các cuộc họp, toàn “nói cho dân nghe là chính”. Người lãnh đạo cơ sở phải chú ý dành thời gian để tiếp dân, tiếp xúc với dân. Do vậy, khi tiếp dân ở cơ sở, người lãnh đạo phải chu đáo, tận tuỵ, giải thích cho dân hiểu một cách chặt chẽ vì trình độ dân trí còn thấp
Khi giải quyết các công việc người cán bộ chủ chốt phải quán triệt nguyên tắc giải quyết một cách dứt điểm, có lý, có tình, rõ ràng, không để dân thắc mắc đi lại nhiều lần. Khi người cán bộ tham gia sinh hoạt cùng dân phải bình dị, không xa cách, khác thường, rất tôn trọng, lắng nghe ý kiến phản ánh của dân. Phải sống hoà đồng với quần chúng trong cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử, đi lại, học tập, theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Đồng thời, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải biết giữ gìn phẩm chất, thường xuyên rèn luyện tu dưỡng để xứng đáng với sự tin cậy và sự giúp đỡ của nhân dân; gần dân, sát dân để qua giao tiếp, phát hiện ra những tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, những ý kiến xác đáng của nhân dân là rất cần thiết. Người lãnh đạo phải thể hiện các đức tính khiêm tốn, niềm nở, lịch thiệp, dũng cảm, dám quyết đoán kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao, là người quan tâm, kiểm tra sâu sát, cụ thể các hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương và sẵn sàng tạo điều kiện để các bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của mình.
Cán bộ lãnh đạo biết lo cho dân thì dân sẽ ủng hộ, cán bộ lãnh đạo có phong cách dân chủ thì đó là cái cốt lõi để phát triển mọi mặt ở địa phương. Kinh nghiệm của 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy, ở đâu cán bộ biết khơi dậy và thực hiện tốt
phong cách làm việc dân chủ, tập thể thì ở đó quần chúng nhân dân ủng hộ, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đặt ra. Thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển. Ngược lại, ở nơi nào cán bộ làm việc mất dân chủ, cửa quyền, độc đoán thì ở đó mất đoàn kết, các quyết định không sát với thực tế, các nhiệm vụ đặt ra không thực hiện được (điểm nóng Thái Bình là một ví dụ tiêu biểu). Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng phương pháp lãnh đạo và phong cách làm việc dân chủ, tập thể là yêu cầu không thể thiếu được đối với mỗi cán bộ lãnh đạo.