Đổi mới cán bộ là cái gốc của chỉnh đốn Đảng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay doc (Trang 46 - 49)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vấn đề đổi mới cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi đối với sự nghiệp cách mạng và đối với công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, Người luôn quan tâm tới việc chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng và chỉ đạo phải đổi mới đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng những chuyển biến của tình hình, nhiệm vụ, đặc biệt là ở những bước ngoặt của cách mạng.

Năm 1927, để tiến hành cuộc vận động cách mạng dân tộc, dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo, công việc đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành là xây dựng một đội ngũ cán bộ được trang bị lý luận tiên tiến của thời đại đó là lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin. Với những tiêu chuẩn chặt chẽ về “tư cách của người cách mạng” được thể hiện trong tác phẩm “Đường cách mệnh”. Với nhận thức, tiêu chuẩn và tổ chức mới, đội ngũ cán bộ của Đảng ta lúc đó đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mà trước đó không một bộ phận, không một lực lượng nào của dân tộc thực hiện được. Những đồng chí đó là những cán bộ đầu tiên tổ chức, xây dựng Đảng ta và trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc tiến hành cuộc vận động cách mạng sâu rộng, trên cả nước, trong mọi tầng lớp nhân dân, làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, nhiệm vụ của thời kỳ mới đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Do đó, Người chỉ đạo phải mở ngay các lớp huấn luyện ngắn và dài hạn, kịp thời đào tạo một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất để xây dựng nhà nước hoàn toàn mới của chúng ta, tổ chức nhân dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Vì vậy, ngay trong những năm đầu của cuộc kháng chiến gay go và ác liệt, tháng 10 năm 1947, Người đã viết cuốn sách sửa đổi lối làm việc với những nội dung cơ bản là những tư tưởng mới về chính sách và công tác cán bộ. Với những hoạt động đó, đội ngũ cán bộ kháng chiến ngày càng được bổ sung, đào tạo theo tư tưởng của Người có đủ khả năng vận dụng những quy luật của chiến tranh cách mạng vào từng thời kỳ của cuộc kháng chiến, làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ.

Từ kháng chiến chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là sự thay đổi lớn về nhiệm vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh “Yêu cầu cán bộ đảng

viên chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung” [50, tr.313]. Đây chính là yêu cầu mới, tiêu chuẩn mới đối với đội ngũ cán bộ thời kỳ tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta.

Theo Hồ Chí Minh: lựa chọn, cân nhắc, thay thế, đào tạo, bồi dưỡng để có cán bộ thực hiện chính sách ở từng giai đoạn, bước đi chính là vấn đề đổi mới cán bộ. Do đó, đổi mới cán bộ là vấn đề quyết định sự thành công của chính sách mới. Những hoạt động thực tiễn dẫn đến thắng lợi được tổng kết thành lý luận trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: đổi mới cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.

Đổi mới cán bộ là yêu cầu khách quan, là vấn đề cấp bách kiên quyết thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng. Tuân theo những tư tưởng và chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta với Nghị quyết trung ương 3 khoá VIII đã hoạch định một chiến lược nhằm đổi mới cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, với những giải pháp và tiêu chuẩn cụ thể Đảng ta nhất định thành công trong mục tiêu: mỗi nhiệm kỳ đổi mới 30% đến 40% số cán bộ với chất lượng ngày càng cao để thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng.

Trên đây là sự nhận thức của tôi về những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ. Đồng thời cũng là cơ sở lý luận cơ bản để tôi nhìn nhận, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Hưng Yên nói riêng, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm về những việc đã làm được và những điểm còn tồn tại trong công tác cán bộ của địa phương. Trên cơ sở lấy lý luận soi rọi vào thực tiễn Hưng Yên, tôi đề cập theo hướng vận dụng tư tưởng của Người để đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở địa phương.

Chương 2

Một số vấn đề về đội ngũ cán bộChủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay doc (Trang 46 - 49)