Với phương châm hành động: “Việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng”, Chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, đây là cơ sở để mở rộng và tăng trương tín dụng, là yếu tố tiên quyết, quyết định hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng DNNQD nói riêng. Để có thể mở rộng thì trước hết chất lượng của từng món vay phải tốt để giảm thiểu tổn thất cho Ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra, Ngân hàng cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng: Thẩm định tín dụng là khâu đầu tiên nhưng lại có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay trong quy
trình tín dụng. Vì sau khi kết thúc khâu thẩm định Ngân hàng phải ra quyết định tín dụng, có chấp thuận hay không chấp thuận cho vay, công việc này cực kỳ quan trọng, nó không những ảnh hưởng tới tiến trình hoạt động của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín của Ngân hàng.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay là quan trọng và cần thiết đối với Chi nhánh NH ĐT&PT HN để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khoản vay, khi mở rộng cho vay thì công tác này cũng phải được tăng cường theo mức độ mở rộng của ngân hàng. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát món vay, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc này là hết sức cần thiết, giúp Chi nhánh phát triển sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra những biện pháp xử lý thích ứng với tình hình.
Trong thực tế hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng DNNQD khó tránh khỏi gặp rủi ro phát sinh nợ xấu. Do đó, không thể phê phán cán bộ tín dụng về tất cả các quyết định cho vay mà họ đã đưa ra những việc giám sát tín dụng để sớm nhận ra những dấu hiệu báo động mà đề ra các biện pháp kịp thời để khắc phục tình hình thì không phải cán bộ tín dụng nào cũng có thể làm tốt, điều đó phụ thuộc vào khả năng, trình độ và từng điều kiện cụ thể của từng cán bộ tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần có những chương trình giám sát tín dụng riêng, với những cán bộ có đủ năng lực để đánh giá hoạt động tín dụng ở cả 2 phía Ngân hàng và khách hàng, những người làm công tác này phải độc lập với hoạt động cho vay và thu nợ. Ngân hàng cần thanh lọc những cán bộ thoái hoá biến chất, cố tình làm sai cơ chế cho vay, gây thất thoát vốn của Ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và uy tín của Ngân hàng.
Tóm lại, để mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD, Chi nhánh NH ĐT&PT HN cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trên. Như vậy, ngân hàng mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng uy tín và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và sẵn sang đối mặt với sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới.