Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội (Trang 52 - 59)

NHDĐT&PT Hà Nội.

2.2.2.1. Số lượng các DNNQD có quan hệ vay vốn tại ngân hàng.

Được thành lập với mục tiêu cung cấp vốn cho việc đầu tư và phát triển đất nước, NH ĐT&PT Hà Nội tập trung vào việc cho vay trung và dài hạn cho các dự án, các công trình xây của các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, cũng như mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, NH ĐT&PT Việt Nam nói chung, NH ĐT&PT Hà Nội nói riêng, đã và đang không ngừng mở rộng việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng cũng vì vậy mà ngày càng tăng.

Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng.

Năm 2004 Năm 2005 Thay

đổi Năm 2006 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng DNNN 212 70,90 223 69,47 + 5,19 238 68,00 + 6,73 DNNQD 87 29,10 98 30,53 + 12,64 112 32,00 + 14,29 Tổng 299 100 321 100 + 7,36 350 100 + 9,03

(Nguồn: Báo cáo của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội)

Biều đồ 2.1. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng.

Nhìn chung, từ năm 2004 đến năm 2006, số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng ngày càng tăng cả về số lượng lẫn tốc độ gia tăng. Từ năm 2004, ngân hàng thực hiện việc cho vay đối với 299 khách hàng, chỉ sau 2 năm ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay với 350 khách hàng doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp cũng tăng lên với tốc độ ngày càng cao. Năm 2005 số doanh nghiệp tăng lên so với năm 2004 là 22 doanh nghiệp, tương ứng với 7,36%, năm 2006 tăng lên hơn năm 2005 là 29 doanh nghiệp, tương đương với 9,03%. Như vậy, số lượng khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng là khá lớn, và cũng tương đối đông hơn so với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Tuy nhiên, trong tổng số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng thì số lượng các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn quá lớn, luôn chiếm tỷ trọng

cao hơn 67%. Tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước trên tổng số các doanh nghiệp năm 2004 là 70,9%, năm 2005 là 69,47% và năm 2006 giảm xuống còn 68%. Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù có số lượng lớn và tăng hàng năm nhưng tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp, và tốc độ gia tăng lại giảm.

Ngược lại, các DNNQD có quan hệ vay vốn với ngân hàng có số lượng ít, năm 2004 là 87, năm 2006 đã tăng lên 112 doanh nghiệp, và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số, khoảng 32% (năm 2006), và chỉ bằng 1/3 số doanh nghiệp nhà nước tại cùng thời điểm. Nhưng tốc độ gia tăng của các DNNQD không ngừng tăng qua các năm. Tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004 là 12,64% và năm 2006 so với năm 2005 là 14,29%. Tốc độ gia tăng trên là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với tốc độ gia tăng chung của tổng số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Cơ cấu doanh nghiệp trên đã phần nào thể hiện được phần nào quan điểm về mở rộng cho vay với các DNNQD của ngân hàng.

Các DNNQD có đặc trưng là hoạt động đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Nhưng số lượng các DNNQD có quan hệ với chi nhánh ít nên hoạt động cho vay các DNNQD tại chi nhánh cũng chỉ tập trung ở một số ngành nhất định như: xây dựng, thương mại dịch vụ và công nghiệp chế biến… Vốn vay của ngân hàng đã giúp cho các DNNQD trong các lĩnh vực trên phát triển. Điều đó thực sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là xu hướng chuyển dịch dần cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Như đã phân loại ở trên, DNNQD bao gồm các loại hình: công ty cổ phần, công ty THHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Nhưng thực tế hiện nay, trong số các DNNQD vay vốn của ngân hàng chỉ có các công ty cổ phần và công ty THHH, ít các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp của khu vực kinh tế này

đến vay vốn của ngân hàng nhưng lại bị từ chối với lý do chưa đủ con người với số lượng và chất lượng để triển khai.

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang giảm, một phần vì làm ăn không hiệu quả, một phần vì các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện tiến trình cổ phần hóa để sắp xếp lại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước của ngân hàng ngày càng bị thu hẹp lại. Định hướng mở rộng cho vay đối với các DNNQD đang là một hướng đi đúng đắn cho ngân hàng.

2.2.2.2. Dư nợ cho vay đối với các DNNQD.

Với tỷ lệ là chỉ có khoảng 13,6% DNNQD làm ăn thua lỗ (tính đến năm 2005) thì việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang cho vay các DNNQD có thể nói là xu hướng tất yếu và phù hợp. Tuy nhiên, giá trị và tỷ trọng cho vay DNNQD đã có xu hướng tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp nếu so với tỷ lệ chung của cả ngân hàng. Điều đó thể hiện cụ thể trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Dư nợ của ngân hàng phân theo loại hình doanh nghiệp.

Đơn vị: Triệu đồng, % Loại

hình

Năm 2004 Năm 2005 Thay

đổi Năm 2006 Thay đổi Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng DNNN 2.552.641 91,74 2.208.926 78,36 - 13,47 2.094.881 67,53 - 5,16 DNNQD 229.917 8,26 609.879 21,64 + 65,26 1.007.197 32,47 + 65,15 Tổng 2.782.558 2.818.805 100 + 1,30 3.102.07 8 100 + 10,05

Biểu đồ 2.2. Dư nợ của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp.

Dựa vào bảng 2.2, ta có thể thấy, dư nợ đối với DNNQD tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2004, dư nợ của DNNQD là 229.917 triệu đồng, chiếm 8,26%; năm 2005 là 609.879 triệu đồng chiếm 21,64% , cao gấp 2,65 lần so với năm 2004; và đến năm 2006, dư nợ đạt đến 1.007.197 triệu đồng, chiếm 32,47%, gấp 1,65 lần năm 2005, và gấp 4,4 lần so với năm 2004.

Tuy nhiên, có thể nói rằng tỷ trọng cũng như dư nợ của các DNNQD ngày càng tăng lên song vẫn còn nhỏ bé so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Thật vậy, mặc dù tỷ trọng dư nợ của DNNN giảm qua các năm, năm 2004 là 91,74%, năm 2005 là 78,36% và năm 2006 giảm xuống còn là 67,53%, nhưng tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế này vẫn cao gấp 2 lần so với các DNNQD (năm 2006). Có thể lý giải điều này rằng khách hàng truyền thống của NH ĐT&PT HN vẫn chủ yếu là các DNNN, các tổng công ty.

Ngoài ra, dư nợ và tỷ trọng ngày càng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNQD có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng của năm 2005 so với năm 2004 là 165,26%, và năm 2006 so với năm 2005 tốc độ này giảm chỉ còn 65,15%.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay của DNNQD trong 3 năm qua có xu hướng giảm đi cho thấy ngân hàng chưa thực sự chú trọng đúng mức đến hoạt động cho vay đối với DNNQD. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần tìm ra những

nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để tăng thị phần cho vay và đảm bảo giữ vững được tốc độ tăng trưởng cho vay đối với DNNQD.

2.2.2.3. Doanh số cho vay đối với DNNQD.

Để đánh giá tình hình cho vay của chi nhánh đối với các DNNQD thì không chỉ xem xét chỉ tiêu dư nợ mà tiêu doanh số cho vay đối với các DNNQD cũng là một tiêu chí quan trọng. Doanh số cho vay trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006 cũng có những biến động tương tự như dư nợ cho vay của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3. Doanh số cho vay của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp.

Đơn vị: Triệu đồng, % Loại

hình DN Năm 2004 Năm 2005

Thay

đổi Năm 2006

Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

DNNN 3.828.962 86,95 3.755.174 67,28 - 1,93 3.980.274 53,03 + 5,99

DNNQD 574.793 13,05 1.890.625 32,72 +228,92 3.525.190 46,97 +86,46

Tổng 4.403.755 100 5.645.799 100 + 28,20 7.505.464 100 +32,94

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH ĐT&PT HN)

Dựa vào bảng số liệu trên ta có biểu đồ như sau:

Dựa vào bảng 2.3, có thể thấy doanh số cho vay của NH ĐT&PT HN ngày càng tăng. Cụ thể năm 2004, doanh số cho vay của ngân hàng là 4.403.755 triệu đồng thì năm 2006 doanh số cho vay đã tăng lên 7.505.464 triệu đồng, tương đương với 132,94% năm 2005 và 170,43% so với năm 2004. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao thể hiện rõ hoạt đông mở rộng cho vay của cả Chi nhánh.

Trong đó, doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế tư nhân ngày càng cao cả về số tuyệt đối và số tương đối. Doanh số cho vay DNNQD liên tục tăng qua các năm, với 574.793 triệu đồng năm 2004, đã tăng lên 1.890.625 triệu đồng năm 2005 và đạt đến 3.525.190 triệu đồng năm 2006. Doanh số năm 2006 gấp hơn 6 lần so với năm 2004. Trong khi đó, doanh số cho vay đối với DNNN cũng tăng lên nhưng không đáng kể giữa các năm. Sự tăng nhanh về doanh số cho vay đối với DNNQD đã làm giảm dần sự chênh lệch tỷ trọng giữa DNNQD và các DNNN. Cụ thể, năm 2004, tỷ trọng của DNNN so với DNNQD gấp 6,5 lần, năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn hơn 2 lần thì đến năm 2006, các DNNQD đã đạt được tỷ lệ gần bằng của các DNNN.

Sự tăng lên nhanh chóng của doanh số cho vay DNNQD có thể giải thích là do các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được ngân hàng đáp ứng nguồn vốn ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, tốc độ quay vòng vốn của các doanh nghiệp này khá nhanh, trong một năm các DNNQD có khả năng vay vốn ngân hàng nhiều lần. Trong khi đó, các DNNN chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, vay vốn ngân hàng nhằm mục đích tài trợ trung và dài hạn. Số lượng các DNNN lại ngày càng giảm đi, do đó đối tượng khách hàng DNNN của chi nhánh không hề tăng thêm mà chủ yếu vẫn là những khách hàng truyền thống có quan hệ lâu dài với ngân hàng. Vì vậy, trong khi doanh số cho vay đối với DNNQD tăng nhanh thì đối với DNNN lại hầu như không thay đổi.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay đối với các DNNQD có xu hướng giảm. Nếu như năm 2005 tăng 1.315.832 triệu đồng tương ứng với 228,92% so với năm 2004, thì năm 2006 tăng lên 1.6343.565 triệu đồng (86,46%) so với năm 2005. Mặc dù doanh số tăng lên của năm 2006/2005 cao hơn so với 2005/2004 nhưng tốc độ tăng trưởng lại chậm lại. Điều đó cho ta thấy, sự tăng lên của DNNQD là không thực chất và không ổn định mà chỉ là sự tăng lên trong xu hướng tăng lên chung của toàn ngân hàng. Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng các kế hoạch và đưa ra các giải pháp cụ thể để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao đối với hoạt động cho vay DNNQD.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội (Trang 52 - 59)