Có thể nói vấn đề con người bao giờ cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng bởi lẽ chỉ nhờ có con người mới có thể biến các ý tưởng thành hiện thực. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì các cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp ra có hiệu quả hay không. Sở dĩ như vậy chính là vì các cán bộ tín dụng có quan hệ trực tiếp với khách hàng vay vốn, chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Vì vậy, một cán bộ tín dụng với trình độ cao, am hiểu về mọi hoạt động kinh tế của khách hàng, có nhiều kinh nghiệm thì việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng được nhanh chóng, chính xác cũng như đề ra các biện pháp hữu hiệu để giải quyết mọi vấn đề phát sinh.
Do đó ngân hàng cần thường xuyên đào tạo lại cán bộ ngay khi có nhu cầu. Vì vậy, nếu như ngân hàng muốn cử cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ thì một điều cần phải cân nhắc tới là sự phát triển cán bộ là điều mà ban lãnh đạo chi nhánh đặc biệt quan tâm. Ban lãnh đạo phải luôn tìm cách giúp đỡ các nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách cử đi đào tạo tại nhiều lớp tập huấn nghiêp vụ như tín dụng, kho quỹ,… Tạo điều kiện về thời gian và tài chính cho cán bộ đi học bằng đại học, cao học. Trong các khoá học nhiều cán bộ của chi nhánh đạt kết quả loại giỏi và xuất sắc. Do đó cán bộ ngân hàng giữ vị trí quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng có thể đào tạo tại chỗ hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở hoặc phối hợp cả hai. Một phương thức nào đó được thực hiện là do yêu cầu và chương trình đào tạo đối với một số công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và mang tính tác nghiệp thì cần tăng cường đào tạo tại chỗ còn đối với công việc quản lý về các công việc có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và kết quả kinh doanh chung thì cần có chương trình đào tạo dài hạn bởi các cơ sở đào tạo có chuyên môn.
Trong điều kiện các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau đòi hỏi khả năng phả ứng thì linh hoạt luôn yêu cầu ngân hàng phải có chương trình thay đổi các mục tiêu phương hướng, kế hoạch linh hoạt tương ứng, ngân hàng cũng có yêu cầu nhiều hơn về cán bộ quản lý và cán bộ có kỹ năng về tài chính, ngân hàng kinh tế.
Việc thực hiện các chương trình đào tạo luôn đòi hỏi nguồn tài chính nhất định và cơ sở vật chất nhất định. Vì vậy khi thiết lập chương trình luôn phải tính tới khả năng tài chính để thực hiện chương trình. Nói tới đào tạo cần chú ý không chỉ cử người đi học mà một vấn đề quan trọng là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Chính khâu nay sẽ giúp cho ngân hàng
đánh giá được hiệu quả của chi phí đào tạo đã bỏ ra có cơ sở hơn để đánh giá đúng năng lực của cán bộ.
Bên cạnh đó việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Một khi sử dụng đúng đắn, hợp lý, mỗi cán bộ sẽ phát huy hết năng lực của mình, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Đối với bộ tín dụng: Ngoài yêu cầu về chuyên môn cần có thêm các tiêu chuẩn: Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế nói chung, chế độ tín dụng nói riêng. Có kiến thức khoa học tâm lý, biết sử dụng các phương tiện tin học, ngoại ngữ thông dụng.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo cũng cần có chế độ khuyến khích, thưởng phạt rõ ràng với từng cán bộ trong đơn vị theo khả năng và hiệu quả công việc. Để thực hiện được việc này, đòi hỏi phải có sự đánh giá cán bộ thường xuyên thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc của từng người, đánh giá từ bộ phận quản lý, thậm chí từ chính các khách hàng của Chi nhánh,… Điều này sẽ tạo cho mỗi cán bộ động lực phải làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn vì quyền lợi của họ gắn liền với số lượng và chất lượng công việc.