vay ngắn hạn đối với DNNQD.
1.4.3.1. Các nhân tố chủ quan.
1.4.3.1.1. Chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại là văn bản chính thức của ngân hàng đưa ra những hướng dẫn đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, chính sách thường được xây dựng trong từng thời kỳ cụ thể, phù hợp với điều kiện về vốn, thị trường và đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng.
Một chính sách tín dụng cần được xây dựng rõ ràng, cụ thể, trong đó thể hiện quan điểm và định hướng của ngân hàng. Nếu ngân hàng muốn mở rộng cho vay đối với các DNNQD thì chính sách tín dụng là văn bản thể hiện rõ
ràng nhất định hướng đó với những quy định liên quan về hỗ trợ việc cho vay đối với các DNNQD như quy trình thủ tục cho vay, tài sản đảm bảo khoản vay, các ưu đãi đối với khách hàng…
Chính sách mở rộng và các quy định liên quan sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng có được định hướng đúng đắn, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả cho vay. Ngược lại, một chính sách tín dụng không có định hướng rõ ràng sẽ tạo kẽ hở trong quá trình thực hiện và là nguy cơ cao cho các rủi ro tín dụng xẩy ra.
Đối với các DNNQD, do đặc thù nhanh nhạy với thị trường nên lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô và phạm vi hoạt động phong phú. Do đó, để mở rộng cho vay ngắn hạn đối với loại hình này đòi hỏi ngân hàng cần phải nghiên cứu kỹ tình hình hoạt động, nguồn vốn và quá trình luân chuyển vốn của các doanh nghiệp để có thể đưa ra các chính sách cụ thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Chỉ có như vậy, chính sách tín dụng của ngân hàng mới có thể thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD trên cơ sở nâng cao chất lượng.
1.4.3.1.2. Chính sách Marketing.
Trong nền kinh tế thị trường, Marketing được coi là triết lý kinh doanh đáng giá nhất đối với lĩnh vực ngân hàng. Marketing được tiếp cận vào những năm 60 của thế kỷ XX. Do sự cạnh tranh liên tục trên thị trường ngân hàng ngày càng gay gắt mang tính chất toàn cầu, nên các ngân hàng buộc phải quan tâm để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và Marketing ngân hàng đã ra đời.
Ở Việt Nam, hệ thống NHTM được chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường thì nhiều loại ngân hàng mới đã ra đời như: Ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… Các ngân hàng mới nhận thấy vai trò quan trọng của Marketing ngân hàng trong hoạt động
kinh doanh nói chung và hoạt đông tín dụng nói riêng, tuy nhiên hiệu quả của nó vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong hoạt động ngân hàng, hoạt động Marketing luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công của mỗi ngân hàng. Bởi vì, hoạt động maketing ngân hàng giúp ngân hàng xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cần cung ứng ra thị trường, tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và hoàn thiện mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trường. Đồng thời, hoạt động Marketing ngân hàng còn trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với khách hàng, nâng cao hình ảnh, uy tín của ngân hàng và góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng,...Vì vậy, nếu ngân hàng có hoạt động Marketing hiệu quả, có các chính sách Marketing hấp dẫn thì hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ diễn ra thuận lợi và có hiệu quả hơn. Do vậy, hoạt động Marketing ngân hàng có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng.
1.4.3.1.3. Tình hình huy động vốn của NHTM.
Tính chất đặt trưng nhất của ngân hàng là đi vay để cho vay, bởi vậy nếu không huy động được vốn ngân hàng sẽ không có vốn để cho vay. Do đặc trưng trên nên lãi suất mà ngân hàng quy định có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, lãi suất cho vay phải đủ để trang trải mọi chi phí cho hoạt động ngân hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Do đó, nếu ngân hàng huy động vốn với lãi suất quá cao điều này sẽ đẩy lãi suất cho vay lên cao làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, việc huy động vốn cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng tín dụng của các ngân hàng.
1.4.3.1.4. Chất lượng nhân sự.
Thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp, trách nhiệm với công việc, đạo đức,… Dưới con mắt của khách hàng thì cán
bộ tín dụng là hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng. Vì vậy, phong cách giao tiếp của cán bộ tín dụng có tác dụng tạo dựng niền tin và sự hài lòng ở khách hàng. Do vậy, việc thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ, tư cách đạo đức cho cán bộ ngân hàng là một vấn đề cần thiết nó đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ một cách nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống, thêm vào đó những hiểu biết mang tính tổng hợp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn.
1.4.3.1.5. Thông tin tín dụng.
Cho vay thực sự là vấn đề không đơn giản, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào khi vay vốn cũng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đó là chưa kể đến những kẻ có hành vi lừa đảo,… Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao phải có hệ thống thông tin hữu hiệu, phục vụ cho công tác này một cách chính xác, kịp thời. Các thông tin tín dụng bao gồm: thông tin tài chính, uy tín, trình độ quản lý, năng lực pháp lý, thông tin về kinh tế, xã hội,… Sự chính xác, kịp thời, đầy đủ của các thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích nhằm tìm ra những cơ hội, thách thức trong kinh doanh để ra quyết định đúng đắn đem lại hiệu quả kinh doanh. Rõ ràng, việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng là điều kiện cần thiết của mỗi ngân hàng.
1.4.3.2. Các nhân tố khách quan.
1.4.3.2.1. Các nhân tố từ phía DNNQD.
- Quy mô của doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính càng vững mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp càng lớn. Do vậy, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng cũng có hiệu quả hơn. Do đó, trở ngại đầu tiên trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNQD xuất phát từ quy mô của doanh nghiệp. Các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chưa cao, nếu chưa tạo dựng được uy tín bằng năng lực kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp khó tìm người bảo lãnh cho mình trong quan hệ vay vốn với ngân hàng. Vì vậy, việc khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng đối với các DNNQD là điều dễ hiểu.
Muốn vay vốn ngân hàng thì các DNNQD phải lập được dự án đầu tư có tính khả thi, có hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận mà dự án thu được phải đủ để bù đắp chi phí, trả lãi và vốn vay ngân hàng, đồng thời vẫn còn một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp... Tuy nhiên, việc xây dựng dự án khả thi của không ít các DNNQD còn yếu, trong khi dịch vụ tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp lại chưa phát triển.
Bên cạnh đó, còn nhiều DNNQD lập báo cáo tài chính chưa rõ ràng, không minh bạch do yếu kém về quản trị doanh nghiệp, nên các báo cáo tài chính không đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp lập báo cáo tài chính chỉ để đối phó với cơ quan thuế. Một số các doanh nghiệp khác còn làm trái chức năng được cấp phép, làm trái pháp luật, sử dụng giấy tờ giả để lừa cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xin hoàn thuế hoặc góp vốn liên doanh, liên kết... Do nguồn tài chính hạn hẹp, quá trình tích tụ và tập trung vốn thấp, khả năng xây dựng dự án khả thi yếu, không ít doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chạy theo thương vụ, không có chiến lược phát triển cụ thể, nên mức độ rủi ro cao, trong khi các báo cáo tài chính không đủ sức thuyết phục do chưa chấp hành tốt công tác kế toán thống kê. Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý trong việc đăng ký kinh doanh, nên việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại còn hạn chế. Do đó, tính khả thi của dự án có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định cho vay hay không cho vay của ngân hàng.
- Tài sản bảo đảm, thế chấp.
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn của các DNNQD. Bởi vì, tài sản bảo đảm, thế chấp chính là căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay tối đa đối với khách hàng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có đủ tài sản đảm bảo, thế chấp hoặc có tài sản bảo đảm, thế chấp có giá trị cao thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được vốn vay của ngân hàng hơn. Tuy nhiên, hầu hết các DNNQD đều không có tài sản bảo đảm, thế chấp đủ tiêu chuẩn. Giá trị tài sản bảo đảm, thế chấp thường thấp hơn nhu cầu vốn cần
vay. Trong khi đó, các DNNQD chưa có đủ uy tín đối với ngân hàng để có thể vay bằng tín chấp. Điều này gây trở ngại cho các DNNQD tiếp cận vốn vay của ngân hàng.
1.4.3.2.2. Môi trường kinh tế.
Một nền kinh tế không ngừng tăng trưởng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Các chủ thể trong nền kinh tế có thể tự tích luỹ hoặc sử dụng các hình thức tự tài trợ khác, tuy nhiên các hình thức này đều khá tốn kém và đòi hỏi trong thời gian dài. Do đó, để đáp ứng đúng yêu cầu của việc không ngừng đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô hoạt động, các doanh nghiệp sẽ sử dụng hình thức vay vốn của ngân hàng. Vì thế, khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cần càng nhiều vốn thì hoạt động cho vay của NHTM càng ngày càng được mở rộng.
1.4.3.2.3. Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý rõ ràng và chặt chẽ là điều kiện tiên quyết để các ngân hàng mở rộng hoạt động đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, việc chính phủ tạo nên một hành lang pháp lý cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư hơn, mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiền lĩnh vực của nền kinh tế. Nhờ đó mà hoạt động cho vay của NHTM được đẩy mạnh.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 2.1. Khái quát về NH ĐT&PT Hà Nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh.
Ngày 27/05/1957, Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội ngày nay, đã được ra đời sau một tháng Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập. Tiến tới ngày 27/05/2007, Ngân hàng sẽ tròn 50 tuổi.
Gần 50 năm qua, 1/2 thế kỷ, Ngân hàng được ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử:
•Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội (1957 – 1981).
•Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dung thành phố Hà Nội (1982-1989).
•Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội(1990 đến nay).
Ngay từ thời kỳ phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp (1957- 1960), Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội từ khi mới thành lập với mô hình tổ chức chỉ có hai phòng là Phòng Cấp phát và Phòng Kế toán đã thực hiện cung ứng 350 triệu đồng phục vụ cho 912 công trình, các khu công nghiệp quan trọng, phục hồi giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị, đầu tư xây dựng mới vành đai công nghiệp phía Nam Hà Nội.
Khi Thủ đô Hà Nội bước vào kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất ( 1961 – 1965 ), Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội đã thực hiện
cung ứng vốn gấp ba lần so với thời kỳ 1957- 1960, triển khai và quản lý đầu tư xây dựng cho 2079 chỉ tiêu kế hoạch công trình. Trong đó xây dựng trên 160.000 m 2 nhà ở phục vụ nhân dân thủ đô, xây dựng các khu công nghiệp. Đặc biệt từ tháng 09/1963 Chi hàng đã thành lập thêm 3 Chi điếm phụ trách 3 huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm.
Thời kỳ phục vụ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước ( 1965 – 1975 ). Trong 4 năm từ 1965 – 1968, mức vốn đầu tư của Ngân hàng góp phần xây dựng thủ đô lớn nhất toàn quốc là 782 triệu với 6070 chỉ tiêu công trình. Trong năm 1966 đã thành lập thêm Chi điếm thứ 4 phụ trách huyện Đông Anh. Từ năm 1969 đến năm 1973, số vốn đầu tư tăng gấp 16 lần so với năm 1961, bằng cả 12 sau hoà bình lập lại (1957 - 1968).
Từ năm 1975 đến 1990, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Chi hàng kiến thiết Hà Nội đã cung ứng vốn phục vụ công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế thủ đô. Vào tháng 05/1979, Chi hàng kiến thiết Hà Nội đã tiếp nhận Chi điếm thứ 5 (Chi điếm Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) và Chi điếm thứ 6 (Chi điếm Sơn Tây thuộc Chi hàng Hà Sơn Bình).
Năm 1990 trở lại đây, để Ngân hàng có được sự chuyển biến thực sự về chất, thực hiện vốn huy động để hoạt động, không trông chờ vào ngân sách nhà nước, mở rộng diện huy động cả trong và ngoài nước để thực sự đi vào kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng ĐT&XD Hà Nội được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển thành Ngân hàng ĐT & PT theo quyết định số 401/CT ngày 14/11/1990.
Ngân hàng ĐT & PT HNđã có bước ngoặt quan trọng, nhất là năm 1990 trở lại đây khi có hai pháp lệnh về Ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội chủ yếu cung ứng vốn cho đầu tư, phát triển những công trình then chốt phục vụ cho việc
xây dựng kinh tế thủ đô, đầu tư tập trung nhằm đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực như: công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, phát triển bưu chính viễn thông, vật liệu xây dựng, thiết bị thi công và thiết bị vận tải các loại,…
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NH ĐT&PT VN chi nhánh Hà Nội
Ban giám đốc
Phòng Tiền tệ
& Kho quỹ Phòng Kiểm tra-Kiểm toán nội bộ Phòng tín dụng 4 Phòng tín dụng 3 Phòng TTQT Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thẩm định- Quản lý tín dụng Phòng Kế hoạch &Nguồn vốn Khối Hỗ trợ KD Phòng DV khách hàng cá nhân Phòng DV khách hàng DN Khối Dịch vụ NH Phòng tín dụng 2 Phòng tín dụng 1 Khối Tín Dụng Phòng Điện toán Phòng tài chính kế toán Khối Qlý nội bộ Các phòng Giao dịch số 1, 2, 6,10, 11,12, 17, 18 Các đơn vị trưc thuộc
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT HN trong thời gian qua.
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn.
Trong vài năm gần đây, do tác động của lãi suất trên thị trường quốc tế làm cho lãi suất trên thị trường vốn nước ta liên tục tăng. Việc cạnh tranh trong công