2.2.3.1. Quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn DNNQD.
2.2.2.2.1. Các loại hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD.
Số lượng các khách hàng là các DNNQD ở NH ĐT&PT Hà Nội ngày càng tăng. Nhưng đối với nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế này, ngân hàng mới chỉ thực hiện thông qua hai hình thức chủ yếu là: cho vay theo món và cho vay hạn mức tín dụng. Thực tế thì hơn 80% các khoản vay ngắn hạn được ngân hàng cung ứng dưới hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Cho vay theo món được ngân hàng thực hiện chủ yếu đối với các khách hàng có quan hệ không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định, đây thường là các doanh nghiệp mới lần đầu tới vay vốn tại ngân hàng. Cho vay theo món giúp cho ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được khoản vay từ việc doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, đến việc dễ dàng xác định kỳ hạn nợ và tính lãi vay… Nhưng việc cho vay ngắn hạn không theo đặc điểm tuần hoàn của doanh nghiệp gây nên khó khăn cho
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và ngân hàng trong việc thẩm định các khách hàng và món vay.
Với hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình vay vốn. Mỗi khách hàng sẽ được ngân hàng xác định một hạn mức tín dụng trong vòng một năm dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động của từng khách hàng. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chỉ phải nộp yêu cầu vay cùng với phương án sử dụng khoản vay. Do đó, chi phí và thời gian để có được món vay của khách hàng sẽ giảm và đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết cho sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng có thể đáp ứng nhanh hơn lượng vốn cho các DNNQD, đẩy nhanh vòng quay của nguồn vốn trong ngân hàng, từ đó mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng. Hình thức cho vay theo hạn mức đã phần nào hạn chế được những nhược điểm của cho vay theo món.
Tuy nhiên, ngân hàng thường chỉ cho các doanh nghiệp có uy tín, khả năng tài chính tốt vay dưới hình thức cho vay theo hạn mức. Như vậy, sẽ có nhiều doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, khả năng tài chính tốt nhưng chưa có quan hệ với ngân hàng sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, phần nào sẽ hạn chế số lượng các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, đặc biệt là các DNNQD có quy mô vừa và nhỏ.
2.2.2.2.2. Dư nợ cho vay ngắn hạn DNNQD.
Để thấy được thực trạng cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT HN trước hết ta xem xét tình hình dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này đối với ngân hàng trong bảng số liệu 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn đối với các DNNQD và toàn chi nhánh.
Đơn vị: Triệu đồng, %
Dư nợ theo Năm 2004 Năm 2005 Thay
đổi Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1,Dư nợ vay toàn NH 2.782.558 100 2.818.805 100 +1,30 3.102.078100 Ngắn hạn 2.045.871 73,52 2.527.792 89,68 +23,56 2.856.539 92,08 +13,01 Trung dài hạn 736.687 26,48 291.013 10,32 -60,50 245.539 7,92 -15,63 2,Dư nợ vay DNNQD 229.918 100 609.879 100 +165,26 1.007.197 100 +65,15 Ngắn hạn 117.855 51,26 441.247 72,35 +274,40 807.369 80,16 +82,97 Trung dài hạn 112.062 48,74 168.632 27,65 +50,48 199.828 19,84 +18,50
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH ĐT&PT Hà Nội)
Biểu đồ 2.3. Dư nợ cho vay đối với DNNQD theo kỳ hạn.
Nhìn chung, dư nợ vay ngắn hạn đối với DNNQD trong vòng 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006 tăng nhanh về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2004, dư nợ ngắn hạn mới chỉ đạt đến 117.855 triệu đồng, thì năm 2006 con số trên đã tăng lên 807.369 triệu đồng, cao hơn so với năm 2004 là 689.514 triệu đồng, tức là dư nợ năm 2006 tăng hơn 6,8 lần so với năm 2004. Do đó, tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn là cao, năm 2005 so với năm 2004
tăng lên 274,4%, năm 2006 tăng 82,97% so với năm 2005, trung bình 3 năm tốc độ tăng trưởng đạt 178,69%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của dư nợ ngắn hạn đối với DNNQD cao hơn nhiều so với tốc độ gia tăng trung bình tổng dư nợ ngắn hạn của toàn chi nhánh là 18,28% và tổng dư nợ là 5,68%.
Không chỉ tăng nhanh về số tuyệt đối, dư nợ cho vay ngắn hạn DNNQD cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay đối với khu vực kinh tế này. Cụ thể, năm 2004, dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 51,26%, năm 2005 tăng lên 72,35% và đến năm 2006 tỷ lệ này đã nâng lên thành 80,16%. Có thể khẳng định, ngân hàng mở rộng cho vay đối với các DNNQD nhưng chủ yếu chỉ dưới hình thức cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay trung và dài hạn có tăng nhưng không đáng kể qua các năm, năm 2004 là 112.062 triệu đồng, năm 2005 là 168.632 triệu đồng, và năm 2006 là 199.828 triệu đồng. Bởi lẽ, mở rộng quan hệ tín dụng với các DNNQD nhưng ngân hàng vẫn còn tương đối thận trọng nên hầu hết chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp này. Chỉ những doanh nghiệp đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng mới có đủ tiềm lực về tài chính, tài sản đảm bảo và uy tín để được vay vốn trung và dài hạn. Do đó, dư nợ ngắn hạn tăng nhanh trong khi dư nợ trung và dài hạn thì tương đối ổn định qua các năm.
Tuy nhiên, có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ của DNNQD nhưng dư nợ ngắn hạn đối với DNNQD lại chỉ đóng góp một phần nhỏ trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn của toàn chi nhánh cũng như cơ cấu dư nợ chung. Năm 2004, so với tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng, dư nợ ngắn hạn DNNQD chiếm 5,76%, năm 2005 là 17,46% và năm 2006 là 28,26%. Với tỷ trọng đóng góp còn tương đối thấp như trên nên sự tăng trưởng của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD không có tác dụng thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng mở rộng hơn.
Nếu phân loại theo kỳ hạn thì doanh số cho vay đối với DNNQD tại ngân hàng đã đạt được kết quả sau:
Bảng 2.4. Doanh số cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT HN.
Đơn vị: Triệu đồng, % DS cho vay
DNNQD
Năm 2004 Năm 2005 Thay
đổi Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 479.542 83,43 1.753.931 92,77 +265,75 3.374.826 95,73 +92,41 Trung dài hạn 95.251 16,57 136.694 7,23 +43,51 150.363 4,27 +10,00 Tổng 574.793 100 1.890.625 100 +228,92 3.525.189 100 +86,46
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH ĐT&PT HN)
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung, dài hạn. Năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn là 479.542 triệu đồng, chiếm 83,43% doanh số cho vay đối với DNNQD, năm 2005 là 92,775, và năm 2006 tăng lên là 95,73% với doanh số cho vay là 3.374.826 triệu đồng.
Năm 2004 tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD là 16,57%, năm 2005 giảm xuống còn 7,23% và năm 2006 chỉ còn chiếm 4,27%. Như vậy có thể thấy doanh số cho vay trung dài hạn đối với DNNQD giảm qua các năm và tỷ trọng này không bao giờ vượt quá 20%.
Một điểm quan trọng có thể nhận thấy trong cơ cấu doanh số cho vay đối với DNNQD là tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung, dài hạn. Đặc điểm này xuất phát từ mục đích vay vốn của các DNNQD, do hầu hết các DNNQD có nguồn vốn nhỏ và vốn huy động kinh doanh mang đặc tính không ổn định, nên thường có nhu cầu về vốn lưu động. Hay nói cách khác, mục đích vay vốn của các DNNQD chủ yếu là để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động trong thời gian ngắn.
Mặc dù vậy doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với DNNQD vẫn thấp hơn so với doanh số cho vay của toàn Chi nhánh và doanh số cho vay đối với các DNNN. Thật vậy, năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tương đương với khoảng 10,9% doanh số cho vay của Chi nhánh và 12,53% doanh số cho vay đối với DNNN; năm 2006 thì tỷ trọng này tăng lên là 45% và 84,79%.
2.2.3.2. Chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD.
2.2.3.2.1. Doanh số thu nợ đối với DNNQD.
Để đánh giá hoạt động mở rộng cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của ngân hàng ngoài chỉ tiêu về quy mô cho vay ra, ta cần xem xét chất lượng các khoản vay. Bao gồm các chỉ tiêu về tình hình trả nợ qua các năm và số lượng các khoản nợ quá hạn của Chi nhánh.
Trước hết, chúng ta sẽ xem xét tình hình thu nợ đối với DNNQD qua bảng số liệu 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5. Doanh số thu nợ DNNQD theo kỳ hạn.
Đơn vị: Triệu đồng; % Doanh số
thu nợ
Năm 2004 Năm 2005 Thay
đổi Năm 2006 Thay đổi Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 402.355 91,88 1.441.974 95,45 +258,38 2.995.984 95,78 +107,77 Trung dài hạn 35.551 8,12 68.689 4,55 +93,21 131.888 4,22 +92,01 Tổng 437.90 6 100 1.510.66 3 100 +244,97 3.127.872 100 +107,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH ĐT&PT HN)
Từ bảng số liệu 2.5 ta thấy trong tổng doanh số thu nợ của Chi nhánh đối với DNNQD thì doanh số thu nợ ngắn hạn đối với DNNQD luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2004, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với DNNQD là 402.355 triệu đồng, chiếm 91,88% tổng doanh số thu nợ đối với DNNQD; năm 2005,
tỷ trọng này tăng lên 95,45%; và năm 2006, doanh số thu nợ ngắn hạn của khu vực này là 2.995.984 triệu đồng, nhưng tỷ trọng không tăng nhiều so với năm 2005, đạt 95,78%. Mặc dù, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng lên khá cao, năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 1.039.619 triệu đồng, năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.554.010 triệu đồng; nhưng tỷ trọng so với tổng doanh số thu nợ DNNQD lại không tăng nhiều. Do tổng doanh số thu nợ DNNQD của ngân hàng cũng tăng tương đối nhanh, nên việc tăng lên của doanh số thu nợ ngắn hạn cũng trong xu hướng chung đó, không tạo được nên sự khác biệt lớn trong tỷ trọng.
Bên cạnh đó, ngân hàng cho vay đối với các DNNQD chủ yếu dưới hình thức cho vay ngắn hạn. Do đó, tỷ lệ trên chỉ phản ánh lượng cho vay lớn thì thu về lớn, chưa hoàn toàn đánh giá được chất lượng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh.
2.2.3.2.2. Nợ quá hạn của DNNQD.
Để đánh giá toàn diện hơn hoạt động cho vay của NH ĐT&PT HN, ngoài việc xem xét doanh số thu nợ thì chúng ta còn phải xét đến tình trạng nợ quá hạn của các DNNQD. Tỷ lệ nợ quá hạn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của DNNQD có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những để đánh giá xem thành phần kinh tế đó vay trả có tốt không mà còn là cơ sở để ngân hàng cân nhắc đưa ra chính sách hạn chế hay mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này.
Từ năm 1995, khi ngân hàng chính thức bắt đầu cho các DNNQD vay vốn thì không hề có nợ quá hạn. Điều này khẳng định việc cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh NH ĐT&PT HN đạt mức cao do luôn thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng và tích cực bán sát, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ vay, tư vấn và hỗ trợ kịp thời khi khách hàng gặp khó
khăn để có thể hoàn trả nợ vay. Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn này còn thể hiện các DNNQD vay vốn của Chi nhánh hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Đây là cơ hội để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD nhằm tăng thị phần cho vay mà vẫn bảo đảm được tính an toàn.
Tuy nhiên, việc lựa chọn khách hàng là các DNNQD với các tiêu chuẩn cao về năng lực tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, có uy tín cao để cho vay lại là một cản trở lớn cho ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế này. Số lượng DNNQD có quan hệ vay vốn với ngân hàng bị hạn chế như vậy thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng lên của quy mô cho vay.
2.2.3.3. Các hình thức bảo đảm khoản vay.
Để đảm bảo an toàn trong cho vay, ngân hàng thường xem xét ba yếu tố chính của khách hàng: uy tín của khách hàng, hiệu quả của dự án, và tài sản đảm bảo. Trong từng trường hợp cụ thể, ngân hàng phải cân nhắc điều kiện cần và đủ và xác định thứ tự ưu tiên của các yếu tố trên. Đối với các DNNN, việc cho vay đối với các dự án, ngân hàng thường ưu tiên tính hiệu quả của dự án; đối với các tổng công ty, công ty lớn thì ưu tiên về mức độ uy tín của khách hàng…
Đối với các DNNQD, việc cho vay được thực hiện trên cơ sở có đảm bảo về tài sản, trong đó chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trong giai đoạn Luật đất đai mới có hiệu lực từ 01/07/2004 và các văn bản liên quan khác chưa được chỉnh sửa cho phù hợp với Luật đất đai mới, ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Hình thức đảm bảo tiền vay tại chi nhánh chưa thực sự linh hoạt, chưa áp dụng các hình thức khác như cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay,
hay bảo lãnh của bên thứ ba. Do đó, quan hệ giữa ngân hàng và các DNNQD vẫn còn nhiều vướng mắc.