Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng đối vớ

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội (Trang 80 - 85)

NH ĐT&PT HN.

- Tập trung cho vay ngắn hạn các phương án kinh doanh có thời gian thu hồi vốn nhanh, đã được thẩm định kỹ và đảm bảo có hiệu quả.

- Tiếp tục tăng doanh số cho vay ngắn hạn, áp dụng nhiều hơn nữa các phương thức cho vay ngắn hạn.

- Mở rộng quy mô cho vay ngắn hạn đối với DNNQD trên cơ sở giữ vững chất lượng tín dụng tốt, không để tỷ lệ nợ xấu vượt quá 1%.

- Ưu tiên mở rộng cho vay đối với các DNNQD có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, các doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Nâng cao hơn nữa tiện ích đối với các khách hàng vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng bằng các dịch vụ hỗ trợ kèm theo, đặc biệt là hoạt động tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp.

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT HN. tại Chi nhánh NH ĐT&PT HN.

3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNNQD. DNNQD.

Một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ trọng cho vay đối với các DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT HN còn thấp là do Ngân hàng vẫn chưa có những chính sách phù hợp đối với đối tượng này. Vì vậy, để tạo điều kiện

thuận lợi cho các DNVVN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng hơn, Chi nhánh cần xây dựng một chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Cần đổi mới cơ chế cho vay của Ngân hàng theo những hướng dẫn sau:

3.2.1.1. Áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt và bình đẳng với các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Do khuynh hướng sắp xếp lại các DNNN thì chỉ trong tương lai gần, số DNNN nói chung và số DNNN là khách hàng của Chi nhánh hiện nay sẽ chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty cổ phần. Khi đó, DNNN chỉ còn tồn tại trên một số lĩnh vực đã được Chính phủ quy định và các DNNQD sẽ chiếm lĩnh thị trường. Do đó, đối với Chi nhánh thì các DNNQD mới thực sự là đối tượng khách hàng đảm bảo cho sư phát triển của ngân hàng.

Hiện nay, tại NH ĐT&PT HN, lãi suất cho vay là lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các thành phần kinh tế. Với lợi thế là quy mô vốn lớn, được sự đảm bảo của Nhà nước, và lại là khách hàng truyền thống của ngân hàng, DNNN dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng, được hưởng nhiều ưu đãi hơn về lãi suất hơn so với các DNNQD.

Để mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD thì việc áp dụng một chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt để vừa đảm bảo cho lợi ích của ngân hàng, vừa phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNQD là một công cụ quan trọng để thu hút sự chú ý, cũng như kích thích các DNNQD sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng có thể đưa ra các mức lãi suất khác nhau áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh doanh có triển vọng phát triển, được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ. Đối với các DNNQD vay vốn với số lượng lớn, có quan hệ vay trả thường xuyên, được ngân hàng tín nhiệm thì có thể

được vay với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn các khách hàng khác. Đồng thời, Chi nhánh nên áp dụng chính sách lãi suất thấp hơn đối với các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, đặc biệt là các tài sản có khả năng chuyển đổi và chuyển nhượng cao như vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá trị như tiền,… Chỉ khi thực hiện được chính sách lãi suất linh hoạt và công bằng hơn với các khách hàng, Chi nhánh mới có thể thu hút hơn nữa các khách hàng doanh nghiệp mới, trên cơ sở vẫn duy trì được mối quan hệ gắn bó với các khách hàng hiện tại, tạo nên khách hàng trung thành với ngân hàng.

3.2.1.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với DNNQD.

Trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng do NHNN ban hành và trong các văn bản hướng dẫn thực hiện của NH ĐT&PT Việt Nam, đều có quy định: Trên cơ sở nhu cầu sử dụng từng khoản vốn vay của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng sử dụng vốn vay Ngân hàng, Ngân hàng thoả thuận với khách hàng về việc lựa chọn phương án cho vay. Quy chế này cho phép NH ĐT&PT HN chủ động lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng.

Hiện nay, Chi nhánh mới chỉ áp dụng phương thức cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD. Các hình thức cho vay trên tuy đơn giản cho ngân hàng trong việc xác định thời hạn và tính lãi vay. Nhưng cả doanh nghiệp và ngân hàng đều tốn nhiều thời gian và chi phí cho mỗi món vay, không đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu cấp thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thiếu đa dạng của các sản phẩm cung cấp đã hạn chế sự lựa chọn của khách hàng, chưa đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng và chưa tạo nên sự khác biệt của ngân hàng so với các ngân hàng khác.

Để có thể hạn chế được nhược điểm của hai phương thức cho vay trên, ngân hàng nên áp dụng hình thức cho vay luân chuyển. Với hình thức này,

ngân hàng sẽ mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vốn để mua hàng hóa, ngân hàng sẽ rút tiền từ tài khoản của khách hàng để thanh toán. Sau khi hàng được bán hết, tiền được thu về tài khoản thì ngân hàng lập tức thu nợ. Đây là hình thức cho vay mà vốn vay của ngân hàng phù hợp nhất với hoạt động luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu vốn, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ để phát triển. Đối với ngân hàng thì việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp thông qua tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cũng giúp ngân hàng sớm nhận biết được những bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời giúp đỡ doanh nghiệp, hoặc tìm cách thu hồi món vay.

3.2.1.3. Xác định thời hạn cho vay hợp lý đối với từng doanh nghiệp.

Thời hạn của mỗi khoản vay sẽ không chỉ căn cứ vào mục đích vay mà còn căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, các nguồn trả nợ khác của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Các Ngân hàng cần tham gia như một nhà đầu tư, có thể coi Ngân hàng như một cổ đông được ưu tiên thu lãi ngay từ đầu tiên và phải rút ra khỏi hội đồng quản trị sau khi đã thu được toàn bộ vốn vay cả gốc lẫn lãi.

Một nhân tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vốn vay cho Ngân hàng cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng số tiền vay được hiệu quả là xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý. Điều này phụ thuộc vào chính bản thân Ngân hàng mà cụ thể là cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý khoản vay đó.

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng việc định kỳ hạn nợ cho khoản vay tuyệt đối chính xác là khó nhưng có thể dựa trên những thông tin từ khách hàng như báo tài chính gồm: bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, bảng lưu chuyển tiền tệ và kế toán sản xuất kinh doanh, hợp đồng mua bán nợ doanh

nghiệp kết hợp với trình độ cán bộ tín dụng sẽ xác định được kỳ hạn nợ tương đối chính xác, cần tránh đặt một kỳ hạn nợ quá ngắn không đủ một chu kỳ luân chuyển vốn gây khó khăn cho khách hàng hoặc một kỳ hạn nợ quá dài làm cho khách hàng khi có tiền chưa muốn trả Ngân hàng ngay mà lại sử dụng vào việc khác.

3.2.1.4. Đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay.

Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Mục đích của bảo đảm tiền vay: nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay, nhằm phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được, hoặc xảy ra rủi ro không lường trước, nhằm phòng ngừa gian lận

Nhưng hiên nay, vấn đề tài sản đảm bảo tiền vay là một khó khăn lớn cho các DNNQD khi tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều Ngân hàng khi xem xét một đơn xin vay hầu như chỉ quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp và các giấy từ liên quan đến tài sản thế chấp của khách hàng có đầy đủ và hợp pháp không. Nhưng trong điều kiện nước ta thời gian qua thì tài sản thế chấp chưa thể được coi là một đảm bảo chắc chắn cho doanh nghiệp bởi vấn đề xử lý tài sản thế chấp còn gặp nhiều khúc mắc, Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.

Vì vậy vấn đề tài sản thế chấp không còn là điều kiện quan trọng nhất để Ngân hàng xem xét cho vay nữa mà điều cần quan tâm là tính khả thi của dự án xin vay, hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, uy tín trên thị trường và sự sẵn lòng trả nợ đúng hạn của đơn vị đó. Trên thực tế hiện nay, việc sử dụng tài sản làm đảm bảo cho khoản vay không còn mang tính chất bắt buộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo NĐ 85/2002/NĐCP, Thông tư số 07/2003/NHNN thì các Ngân hàng khi xem xét cho vay có thể lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần xem xét để có thể chấp nhận toàn bộ hoặc một phần các bất động sản như: nhà ở, nhà xưởng, nhà kho,… Hoặc các tài sản khác như máy móc thiết bị, hàng hóa, phương tiện vận tải, cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu,…

Như vậy, việc đa dạng hóa các hình thức đảm bảo tiền vay sẽ giúp các DNNQD có ý tưởng kinh doanh tốt, có phương án khả thi có thể dễ dàng hơn để có thể vay vốn ngân hàng. Khi đó, ngân hàng không những mở rộng được quy mô cho vay, mà còn tăng khả năng đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội (Trang 80 - 85)