Xây dựng hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội (Trang 89 - 90)

Để mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD trên cơ sở đảm bảo hiệu quả và an toàn thì thông tin là yếu tố không thể thiếu. Có nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau như từ khách hàng cung cấp trực tiếp, từ Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC); từ các cơ quan quản lý Nhà nước như Tổng cục Thuế, Tổng cục hải quan,...; từ các bạn hàng của khách hàng, và từ các ngân hàng bạn. Tuy nhiên, việc sử dụng các thông tin trên gần như miễn phí nên hiệu quả thông tin thấp.

Yêu cầu cấp thiết của ngân hàng là phải nắm trong tay các thông tin về khách hàng: thương hiệu, vị thế, pháp lý,…; ngành hàng; đối thủ cạnh tranh

và bạn hàng,… để có thể đánh giá khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả và giúp mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng phát triển của thị trường.

Do đó, ngân hàng cần có chính sách quy định về việc lưu trữ các thông tin để hình thành nên nguồn cơ sở dữ liệu về các khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng cần thiết phải cập nhật thường xuyên các thông tin về các ngành kinh tế, trình độ phát triển của các DNNQD. Bên cạnh đó, để xây dựng hệ thống thông tin rộng hơn, ngân hàng nên liên kết với một số ngân hàng khác để có thể chia xẻ thông tin về các doanh nghiệp.

Để có thể cập nhật thường xuyên và thuận tiện cho hoạt động tra cứu, ngân hàng nên sử dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ các thông tin tín dụng của khách hàng. Có như vậy, hoạt động cho vay của Chi nhánh mới có thể mở rộng quy mô nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả và hạn chế được rủi ro tín dụng xẩy ra.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w