Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội (Trang 40 - 42)

Ngày 27/05/1957, Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội ngày nay, đã được ra đời sau một tháng Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập. Tiến tới ngày 27/05/2007, Ngân hàng sẽ tròn 50 tuổi.

Gần 50 năm qua, 1/2 thế kỷ, Ngân hàng được ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử:

•Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội (1957 – 1981).

•Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dung thành phố Hà Nội (1982-1989).

•Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội(1990 đến nay).

Ngay từ thời kỳ phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp (1957- 1960), Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội từ khi mới thành lập với mô hình tổ chức chỉ có hai phòng là Phòng Cấp phát và Phòng Kế toán đã thực hiện cung ứng 350 triệu đồng phục vụ cho 912 công trình, các khu công nghiệp quan trọng, phục hồi giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị, đầu tư xây dựng mới vành đai công nghiệp phía Nam Hà Nội.

Khi Thủ đô Hà Nội bước vào kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất ( 1961 – 1965 ), Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội đã thực hiện

cung ứng vốn gấp ba lần so với thời kỳ 1957- 1960, triển khai và quản lý đầu tư xây dựng cho 2079 chỉ tiêu kế hoạch công trình. Trong đó xây dựng trên 160.000 m 2 nhà ở phục vụ nhân dân thủ đô, xây dựng các khu công nghiệp. Đặc biệt từ tháng 09/1963 Chi hàng đã thành lập thêm 3 Chi điếm phụ trách 3 huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm.

Thời kỳ phục vụ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước ( 1965 – 1975 ). Trong 4 năm từ 1965 – 1968, mức vốn đầu tư của Ngân hàng góp phần xây dựng thủ đô lớn nhất toàn quốc là 782 triệu với 6070 chỉ tiêu công trình. Trong năm 1966 đã thành lập thêm Chi điếm thứ 4 phụ trách huyện Đông Anh. Từ năm 1969 đến năm 1973, số vốn đầu tư tăng gấp 16 lần so với năm 1961, bằng cả 12 sau hoà bình lập lại (1957 - 1968).

Từ năm 1975 đến 1990, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Chi hàng kiến thiết Hà Nội đã cung ứng vốn phục vụ công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế thủ đô. Vào tháng 05/1979, Chi hàng kiến thiết Hà Nội đã tiếp nhận Chi điếm thứ 5 (Chi điếm Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) và Chi điếm thứ 6 (Chi điếm Sơn Tây thuộc Chi hàng Hà Sơn Bình).

Năm 1990 trở lại đây, để Ngân hàng có được sự chuyển biến thực sự về chất, thực hiện vốn huy động để hoạt động, không trông chờ vào ngân sách nhà nước, mở rộng diện huy động cả trong và ngoài nước để thực sự đi vào kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng ĐT&XD Hà Nội được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển thành Ngân hàng ĐT & PT theo quyết định số 401/CT ngày 14/11/1990.

Ngân hàng ĐT & PT HNđã có bước ngoặt quan trọng, nhất là năm 1990 trở lại đây khi có hai pháp lệnh về Ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội chủ yếu cung ứng vốn cho đầu tư, phát triển những công trình then chốt phục vụ cho việc

xây dựng kinh tế thủ đô, đầu tư tập trung nhằm đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực như: công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, phát triển bưu chính viễn thông, vật liệu xây dựng, thiết bị thi công và thiết bị vận tải các loại,…

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội (Trang 40 - 42)