Về phạm vi hành nghề

Một phần của tài liệu Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 64 - 65)

- Có thể đưa ra một đánh giá sơ bộ về sự phát triển của chế định này ở Việt Nam như sau: đây là một chế định ra đời muộn nhưng đã phát triển rất

3.6.Về phạm vi hành nghề

3. Những quy định theo Luật Luật sư 2006, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan khác

3.6.Về phạm vi hành nghề

Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được quy định tại cam kết cụ thể đối với phân ngành dịch vụ pháp lý và Điều 70, Luật Luật sư 2006 với các nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được phép tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác

- Được cử luật sư Việt Nam hoặc luật sư nước ngoài đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các điều kiện hành nghề luật sư của Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam.

- Về lĩnh vực tham gia tố tụng: không được cử luật sư nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam; được cử luật sư Việt nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cho khách hàng trước Toà án Việt Nam đối với các vụ, việc

mà tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thực hiện tư vấn pháp luật, trừ vụ án hình sự.

Vậy là, nhìn lại các quy định trước đây, nếu như Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP đóng khung hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài trong việc tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại, đến Nghị định 87/2003/NĐ-CP, việc các tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn pháp luật Việt Nam, tuy vẫn có những ràng buộc, nhưng cũng đã được coi là một sự thay đổi cực kỳ quan trọng. Đến nay, phạm vi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài lại một lần nữa được nới rộng, có thể nói là đã thông thoáng hơn rất nhiều. Với những quy định hiện hành thì tổ chức hành nghề luật sư trong nước được phép làm gì thì tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cũng có thể làm nấy, chỉ trừ việc tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự. Quan trọng hơn, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã có thể thực hiện dịch vụ trọn gói (bao gồm cả hoạt động tư vấn lẫn hoạt động tham gia tố tụng nếu phát sinh tranh chấp) đối với các hợp đồng thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ…, lĩnh vực chiếm ưu thế của họ. Có lẽ đây là sự thay đổi mà các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài mong đợi nhất ở Luật Luật sư 2006.

Một phần của tài liệu Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 64 - 65)