- Có thể đưa ra một đánh giá sơ bộ về sự phát triển của chế định này ở Việt Nam như sau: đây là một chế định ra đời muộn nhưng đã phát triển rất
6. Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, gia hạn hoạt động, chấm dứt hoạt động và
6.5. Một số quy định khác
Ngoài các thủ tục nói trên, có một số quy định về thủ tục đối với tổ chức luật sư nước ngoài chỉ riêng Nghị định 87/2003/NĐ-CP mới có, đó là:
- Thủ tục hợp nhất Công ty luật nước ngoài (quy định tại Điều 25 Nghị định 87/2003/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 06/2003/TT-BTP)
- Thủ tục sáp nhập Công ty luật nước ngoài (quy định tại Điều 26 Nghị định 87/2003/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 06/2003/TT-BTP)
- Thủ tục tạm ngừng hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (quy định tại Điều 27 Nghị định 87/2003/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 06/2003/NĐ-CP) trong hai trường hợp:
+ Tự quyết định tạm ngừng hoạt động
+ Bị xử phạt hành chính với hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn:
- Thủ tục chuyển tiếp đối với Giấy phép: Chi nhánh được cấp Giấy phép theo Nghị định 92/1998/NĐ-CP mà Giấy phép còn hiệu lực thì được tiếp tục hành nghề đến khi Giấy phép hết hiệu lực; sau khi Giấy phép hết hiệu lực mà muốn tiếp tục hành nghề dưới hình thức Chi nhánh thì phải gửi đơn tới Bộ Tư pháp xin đổi lại Giấy phép đặt Chi nhánh, sau đó phải tiến hành lại thủ tục đăng ký hoạt động theo Điều 21, 22 Nghị định 87/2003/NĐ-CP
- Thủ tục chuyển đổi Chi nhánh thành Công ty luật nước ngoài: tổ chức luật sư nước ngoài phải có hồ sơ xin chuyển đổi gửi Bộ Tư pháp gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin chuyển đổi Chi nhánh thành Công ty luật nước ngoài + Bản sao Giấy phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam
+ Điều lệ của Công ty luật nước ngoài
+ Quyết định cử Giám đốc Công ty luật nước ngoài
Bộ Tư pháp sẽ cấp Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài, sau đó, tổ chức luật sư nước ngoài phải tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo theo quy định tại Điều 21, 22 Nghị định 87/2003/NĐ-CP.
Trên đây là các quy định về thủ tục hoạt động đối với tổ chức luật sư nước ngoài, bao gồm các thủ tục xin phép hoạt động, đăng ký hoạt động, gia hạn hoạt động, chấm dứt hoạt động và một số thủ tục khác. Có thể nhận xét các thủ tục về xin phép hoạt động, đăng ký hoạt động hay chấm dứt hoạt động theo pháp luật Việt Nam trước đây được quy định khá rõ ràng, không quá phức tạp và không tạo ra nhiều khó khăn cho tổ chức luật sư nước ngoài.