Các quy định về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoà

Một phần của tài liệu Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 36 - 38)

- Có thể đưa ra một đánh giá sơ bộ về sự phát triển của chế định này ở Việt Nam như sau: đây là một chế định ra đời muộn nhưng đã phát triển rất

2. Các quy định về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoà

tư trên về cơ bản là tương đồng và có hai điểm đáng lưu ý sau:

- Thứ nhất, đó phải là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập hợp pháp theo pháp luật nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư đó.

- Thứ hai, tổ chức hành nghề luật sư này phải vẫn đang hoạt động hợp pháp theo pháp luật nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư đó.

Về khái niệm “luật sư nước ngoài”, chỉ được quy định trong Thông tư 08/1999/TT-BTP và Thông tư 06/2003/TT-BTP và có hai điểm đáng lưu ý sau:

- Thứ nhất, “luật sư nước ngoài” có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài.

- Thứ hai, phải có Giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

2. Các quy định về bảo đảm đầu tư đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nước ngoài

Có thể nói Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới vấn đề bảo hộ đầu tư đối với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, bằng chứng là các quy định về vấn đề này đã xuất hiện ngay từ văn bản pháp luật đầu tiên mở đường cho các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài vào Việt Nam là Nghị định 42/CP. Trên cơ sở các quy định tại “Chương III – Biện pháp bảo đảm đầu tư” của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1988, Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 42/CP (sau đây sẽ gọi là Quy chế hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài) đã có các quy định về bảo đảm đầu tư tại các Điều 2,3 và 26 của Quy chế. Cụ thể, Điều 2 quy định chung về nguyên tắc đối xử của Nhà nước Việt Nam như sau:

“Chính phủ Việt Nam đảm bảo đối đãi thỏa đáng đối với tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam”

Các biện pháp bảo đảm đầu tư cụ thể được quy định tại Điều 3 và Điều 26 bao gồm:

- Tài sản hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính

- Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài thu nhập từ việc hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nghị định 92/1998/NĐ-CP, trên cơ sở các quy định tại “Chương III – Biện pháp bảo đảm đầu tư” của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, cũng quy định tương tự về vấn đề này tại các Điều 2, 3 và 26, chỉ có một khác biệt nhỏ tại Điều 2 đó là so với Quy chế năm 1995 chỉ “đảm bảo đối đãi

thoả đáng” thì đến năm 1998, Chính phủ đã “đảm bảo đối xử công bằng, thoả đáng”, một chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng trong lĩnh vực bảo đảm đầu tư bởi

đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài, việc có được đối xử bình đẳng hay không là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào và là một sự bảo đảm cần thiết của Nhà nước.

Nghị định 87/2003/NĐ-CP quy định về vấn đề bảo đảm đầu tư đối với tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam tại các Điều 2, 3 và 37 và cũng có những điểm khác biệt so với hai Nghị định trước đó. Điều 2 quy định nguyên tắc không phân biệt đối xử như sau:

“Chính phủ Việt Nam bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các tổ chức luật sư nước ngoài và các luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.”

Như vậy, yếu tố “đối đãi thoả đáng” rất chung chung và không cần thiết đã bị loại bỏ, quan trọng hơn là sự đảm bảo không phân biệt đối xử này đã được

nâng lên thành nguyên tắc đối xử của Nhà nước và được áp dụng không chỉ với các tổ chức luật sư nước ngoài mà với cả các luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 3 quy định về bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài và Điều 37 quy định về chuyển thu nhập ra nước ngoài cũng có nội dung tương tự như các quy định tại Điều 3 và 26 của hai Nghị định trước đó nhưng ngôn từ đã được chính xác hoá hơn và không chỉ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp, Nhà nước còn bảo hộ các quyền lợi hợp pháp khác của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

Như vậy, Nhà nước Việt Nam ngay từ những quy định ban đầu đã sớm quan tâm tới vấn đề bảo hộ đầu tư đối với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định này ngày càng được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w