- Có thể đưa ra một đánh giá sơ bộ về sự phát triển của chế định này ở Việt Nam như sau: đây là một chế định ra đời muộn nhưng đã phát triển rất
7. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoà
7.1. Các quyền của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
• Các quyền được quy định chung trong cả ba Nghị định:
- Được tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế theo các nội dung, lĩnh vực đã được ghi trong Giấy phép
- Được ký kết hợp đồng hợp tác với tổ chức tư vấn pháp luật Việt Nam để thực hiện việc tư vấn pháp luật
- Được nhận tiền thù lao trên cơ sở thoả thuận với khách hàng
- Được thuê lao động Việt Nam, lao động nước ngoài không phải là luật sư.
- Được nhập khẩu các phương tiện cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật
- Chi nhánh, luật sư nước của Chi nhánh được chuyển ra nước ngoài thu nhập từ việc hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Được nhận công dân Việt Nam có bằng cử nhân luật tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Chi nhánh
• Ngoài các quyền trên, Nghị định 87/2003/NĐ-CP có quy định thêm các quyền sau đối với tổ chức luật sư nước ngoài:
- Được tư vấn pháp luật Việt Nam (trong hai trường nhất định)
- Được thuê luật sư nước ngoài có Giấy phép hành nghề tại Việt Nam
- Được thuê luật sư Việt Nam
7.2. Các nghĩa vụ đối với tổ chức luật sư nước ngoài
• Các nghĩa vụ tài chính
Các nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức luật sư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các nghĩa vụ nộp thuế và nộp các khoản lệ phí.
+ Trong giai đoạn Nghị đinh 42/CP có hiệu lực, ngày 23/01/1997, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/TT-TCT hướng dẫn một số điểm về chính sách thuế đối với Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải nộp các loại thuế sau: thuế doanh thu (trên cơ sở Luật thuế doanh thu năm 1990, sửa đổi, bổ sung các năm 1993 và 1995), thuế lợi tức (trên cơ sở Luật thuế lợi tức năm 1990, sửa đổi, bổ sung năm 1993), thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (trên cơ sở Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1988 và các văn bản hướng dẫn thực hiện), thuế môn bài, thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu) và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
+ Trong giai đoạn Nghị định 92/1998/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài có nghĩa vụ phải nộp các khoản thuế sau: thuế giá trị gia tăng (trên cơ sở Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997, thay thế cho Luật thuế doanh thu, và các văn bản hướng dẫn thi hành), thuế thu nhập doanh nghiệp (trên cơ sở Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997, thay thế cho Luật thuế lợi tức, và các văn bản hướng dẫn thi hành), thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (trên cơ sở Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành), thuế môn bài, thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu) và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
+ Trong giai đoạn Nghị định 87/2003/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài cũng phải nộp các loại thuế tương tự như trên, bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế môn bài, thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu) và các loại thuế khác.
- Nghĩa vụ nộp các khoản lệ phí
Đối với nghĩa vụ này, có hai văn bản hướng dẫn thi hành là Thông tư liên Bộ Tư pháp – Tài chính số 842/LB-TT ngày 21/09/1995 quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng lệ phí cấp Giấy phép đặt Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, gia hạn hoạt động của Chi nhánh, thay đổi nội dung Giấy
phép và Quyết định số 75/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 16/09/2004 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép thành lập, đăng ký, hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam, thay thế cho Thông tư 842/LB-TT nói trên. Theo quy định của Thông tư 842/LB-TT, tổ chức luật sư nước ngoài sẽ có nghĩa vụ nộp lệ phí khi thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Xin cấp Giấy phép đặt Chi nhánh + Xin gia hạn hoạt động của Chi nhánh + Xin thay đổi nội dung Giấy phép
Theo Quyết định 75/2004/QĐ-BTC, tổ chức luật sư nước ngoài có nghĩa vụ nộp lệ phí khi thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Xin cấp Giấy phép thành lập + Đăng ký hoạt động
+ Xin thay đổi nội dung Giấy phép
• Các nghĩa vụ khác
- Các nghĩa vụ được quy định chung trong cả ba Nghị định về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam:
+ Phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật Việt Nam về kế toán, thống kê; mở tài khoản bằng tiền nước ngoài và tiền Việt Nam tại một ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam và thực hiện mọi khoản thu, chi thông qua các tài khoản đó.
+ Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam
+ Phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi của luật sư của mình gây ra cho khách hàng
+ Phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho luật sư của mình hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Phải báo cáo bằng văn bản định kỳ 6 tháng và một năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp địa phương nơi đặt trụ sở) về tổ chức, hoạt động của mình.
- Ngoài ra, Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP có quy định một số nghĩa vụ khác như: Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài phải có ít nhất một luật sư làm việc thường xuyên tại Chi nhánh, không được phép thuê luật sư Việt Nam làm việc cho Chi nhánh.
Như vậy là Chương 2 đã trình bày toàn bộ các quy định cơ bản đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam theo các Nghị định 42/CP, Nghị định 92/1998/NĐ-CP, Nghị định 87/2003/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Qua đó, ta phần nào hình dung được sư ra đời, phát triển của chế định về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và cả những điểm còn hạn chế, thiếu sót của chế định này. Trong Chương 3, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích các quy định pháp luật hiện hành và so sánh, đối chiếu với các quy định trước đây để có cái nhìn toàn diện nhất về chế định này ở Việt Nam.