Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập

Một phần của tài liệu Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 44 - 48)

- Có thể đưa ra một đánh giá sơ bộ về sự phát triển của chế định này ở Việt Nam như sau: đây là một chế định ra đời muộn nhưng đã phát triển rất

6.1.Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập

6. Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, gia hạn hoạt động, chấm dứt hoạt động và

6.1.Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập

Về thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập, Nghị định 42/CP và Nghị định 92/1998/NĐ-CP quy định tương tự nhau và bao gồm các thủ tục sau:

• Chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn xin phép (bằng tiếng Việt) phải có các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức luật sư nước ngoài

+ Tên gọi của Chi nhánh

+ Nội dung hoạt động và lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật + Thời hạn hoạt động

+ Nơi dự định đặt trụ sở Chi nhánh

+ Họ tên luật sư nước ngoài được cử làm Trưởng chi nhánh

+ Số lượng luật sư nước ngoài và nhân viên Việt Nam dự kiến sẽ làm việc tại Chi nhánh (Nghị định 92/1998/NĐ-CP không có quy định này)

- Các giấy tờ kèm theo gồm:

+ Bản sao Điều lệ hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài

+ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài

+ Báo cáo về tình hình tài chính của tổ chức luật sư nước ngoài trong 2 năm gần nhất

+ Danh sách và các bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp, lý lịch tư pháp, bản sao Giấy phép hành nghề của các luật sư nước ngoài hành nghề trong Chi nhánh

+ Giấy uỷ nhiệm luật sư nước ngoài quản lý, điều hành Chi nhánh (Nghị định 92/1998/NĐ-CP đổi thành “quyết định cử luật sư nước ngoài làm Trưởng Chi nhánh”)

+ Phương án hoạt động của Chi nhánh

+ Danh sách khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Các giấy tờ này nếu được lập, chứng nhận ở nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự, phải dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận. Các giấy tờ bắt buộc phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức luật nước ngoài mang quốc tịch gồm: bản sao Điều lệ hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài, bản sao Giấy phép hành nghề của các luật sư nước ngoài, quyết định cử luật sư nước ngoài làm Trưởng Chi nhánh.

• Thủ tục xin cấp Giấy phép gồm các bước:

- Tổ chức luật sư nước ngoài gửi đơn xin phép và các giấy tờ kèm theo đến Bộ Tư pháp.

- Đóng lệ phí

- Trong vòng 60 ngày, Bộ Tư pháp sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Nếu từ chối cấp Giấy phép phải nêu rõ lý do.

• Thủ tục đăng ký hoạt động gồm các bước:

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở (xuất trình Giấy phép đặt Chi nhánh và giấy xác nhận về trụ sở Chi nhánh)

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp phải cấp Giấy phép đăng ký hành nghề cho Chi nhánh.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đăng ký hành nghề, Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài phải đăng báo địa phương hoặc báo Trung ương tại Việt Nam trong 5 số liên tiếp về việc đặt Chi nhánh.

Tổ chức luật sư nước ngoài nếu muốn đặt hai Chi nhánh thì phải làm thủ tục xin phép riêng đối với mỗi Chi nhánh.

Nghị định 87/2003/NĐ-CP quy định ba hình thức hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Hồ sơ xin phép thành lập đối với mỗi loại hình

này là khác nhau nhưng thủ tục xin phép hoạt động về cơ bản vẫn bao gồm các bước sau:

• Chuẩn bị hồ sơ xin phép thành lập:

- Đối với Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài, hồ sơ xin phép thành lập gồm các giấy tờ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đơn xin thành lập Chi nhánh

+ Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp.

+ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài

+ Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại Chi nhánh kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam.

+ Quyết định cử luật sư làm Trưởng Chi nhánh

- Đối với Công ty luật nước ngoài, hồ sơ xin phép thành lập gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn xin thành lập Công ty luật nước ngoài

+ Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài hoặc các tổ chức luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp

+ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài;

+ Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại Công ty kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam;

+ Điều lệ Công ty luật nước ngoài.

- Đối với Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam, hồ sơ xin phép thành lập gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn xin thành lập Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam;

+ Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài, bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh Việt Nam;

+ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài, Công ty luật hợp danh Việt Nam;

+ Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;

+ Hợp đồng hợp danh.

• Thủ tục cấp Giấy phép:

- Tổ chức luật sư nước ngoài gửi hồ sơ xin thành lập Chi nhánh hoặc Công ty luật nước ngoài hoặc Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam đến Bộ Tư pháp

- Đóng lệ phí

- Trong thời hạn 60 ngày, Bộ Tư pháp sẽ cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Nếu từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

• Thủ tục đăng ký hoạt động:

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương nơi đặt trụ sở. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm các giấy tờ sau đây :

+ Bản sao Giấy phép thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp phải cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo địa

phương hoặc báo trung ương trong ba số liên tiếp; thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư, cơ quan thuế của địa phương, nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam về các nội dung chủ yếu sau đây :

+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

+ Lĩnh vực hành nghề; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Họ tên của Trưởng Chi nhánh, Giám đốc Công ty luật nước ngoài, Giám đốc Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam

Một phần của tài liệu Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 44 - 48)