Giai đoạn thứ ha

Một phần của tài liệu Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 30 - 32)

- Các quy định pháp luật hiện hành (Chương 3)

b) Giai đoạn thứ ha

Giai đoạn thứ hai của chế định về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam được bắt đầu bằng Nghị định của Chính phủ số 92/1998/NĐ- CP ngày 10/11/1998 về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, thay thế cho Nghị định số 42/CP. Nghị định 92/1998/NĐ- CP gồm 6 chương, 48 điều. Trước đó, ngày 12/11/1996, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1988, được sửa đổi, bổ sung các năm 1990 và 1992 và ngày 10/05/1997, Quốc hội đã thông qua Luật thương mại, văn bản Luật đầu tiên tạo khung pháp lý cho hoạt động thương mại tại Việt Nam. Cùng với sự ra đời của hai văn bản pháp luật nói trên, nhiều quy định của Nghị định số 42/CP đã không còn phù hợp và cần được thay thế bằng những quy định mới. Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của Nghị định 42/CP vẫn được tiếp tục kế thừa và phát triển vào nội dung của Nghị định 92/1998/NĐ-CP.

Các văn bản có liên quan tới Nghị định này bao gồm: Thông tư số 08/1999/TT-BTP ngày 13/02/1999 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế cho Thông tư số 791/TT-LSTVPL ngày 08/09/1995 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam), Thông tư số 02/2000/TT-BTP hướng dẫn thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

c) Giai đoạn thứ ba

Giai đoạn này bắt đầu bằng việc Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22/07/2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây sẽ gọi là Nghị định 87/2003/NĐ-CP), thay thế cho Nghị định 92/1998/NĐ-CP. Nghị định này gồm 7 chương, 58 điều. Thay đổi lớn nhất của chế định về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài là việc mở rộng phạm vi hành nghề (được tư vấn pháp luật trong mọi lĩnh vực, được tư vấn cả pháp luật Việt Nam nếu có thuê luật sư Việt Nam hoặc luật sư nước ngoài hành nghề trong tổ chức luật sư nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam) và mở rộng hình thức hành nghề (chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài và công ty luật hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam) của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Có thể nói những quy định của Pháp lệnh luật sư 2001 và Nghị định 87/2003/NĐ-CP đã đặt dấu mốc mới cho sự phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.

Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định 87/2003/NĐ-CP bao gồm: Thông tư số 06/2003/TT-BTP ngày 29/10/2003 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22/07/2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế cho Thông tư số 08/1999/TT-BTP ngày 13/02/1999 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP), Quyết định số 75/2004/QĐ-BTC ngày 16/09/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép thành lập, đăng ký, hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

d) Giai đoạn thứ tư

Giai đoạn thứ tư được bắt đầu từ việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cuối năm 2006 và bắt đầu lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ (trong đó có thị trường dịch vụ pháp lý. Ngày 29/06/2006, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Luật sư số

65/2006/QH11 (sau đây sẽ gọi là Luật Luật sư 2006) thay thế cho Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư 2006 gồm 9 chương, 94 điều, so với Pháp lệnh luật sư 2001, Luật Luật sư bổ sung một chương mới quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Chương VI). Như vậy, từ đây, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được quy định chung trong một văn bản là Luật Luật sư, hay nói cách khác, Luật Luật sư là văn bản pháp luật điều chỉnh tất cả các hoạt động hành nghề của luật sư trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 26/02/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, thay thế cho Nghị định số 87/2003/NĐ-CP và Thông tư số 06/2003/TT- BTP. Ngày 25/04/2007, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2007/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.

Luật Luật sư 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới đối với các quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Tóm lại, từ khi ra đời năm 1992 đến nay, chế định về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài đã trải qua bốn giai đoạn phát triển gồm:

+ Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn Nghị định 42/CP có hiệu lực (từ năm 1995 đến năm 1998)

+ Giai đoạn thứ hai: giai đoạn Nghị định 92/1998/NĐ-CP có hiệu lực (từ năm 1998 đến năm 2003)

+ Giai đoạn thứ ba: giai đoạn Nghị định 87/2003/NĐ-CP có hiệu lực (từ năm 2003 đến năm 2007)

+ Giai đoạn thứ tư: giai đoạn Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực (từ năm 2007 đến nay)

Một phần của tài liệu Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w