0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Hoàn thiện văn bản pháp lý về đấu thầu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM DOCX (Trang 121 -124 )

e) Về phê duyệt và báo cáo

3.5.1. Hoàn thiện văn bản pháp lý về đấu thầu

Với những phân tích ở trên đã chỉ ra rằng, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về đấu thầu đang dần hoàn thiện. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao để pháp luật về đấu thầu đi vào cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này cần phải có sự phối hợp của nhiều chính sách vĩ mô khác nữa, đặc biệt là việc phối hợp các quy định để giảm thiểu các thủ tục hành chính, tệ quan liêu, sách nhiễu. Đồng thời, nhà làm luật phải nghiên cứu để không chỉ nhà thầu mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật thông qua các quy định chặt chẽ và chế tài nghiêm khắc. Việc xây dựng văn bản pháp

i) Yêu cầu thống nhất và ổn định

Hiện nay chúng ta đã có Luật đấu thầu, nhưng còn rất nhiều vấn đề chờ nghị định hướng dẫn của Chính phủ (tác giả thống kê được đến 13 vấn đề). Như vậy Luật đấu thầu chỉ mang tính chất định khung pháp lý cao nhất. Còn việc thi hành vẫn phụ thuộc vào nghị định hướng dẫn chuẩn bị ban hành. Tuy nhiên, thực tế hiện nay mỗi bộ ngành đề có hoạt động mua sắm mang tính đặc thù của mình, nên việc ban hành những thông tư hướng dẫn riêng và thường xuyên bổ sung thay đổi. Điều này một mặt gây khó khăn cho người thực hiện và quản lý đồng thời gây ra tâm lý sợ các rủi ro do chính sách pháp luật của Nhà nước thường thay đổi từ phía các nhà thầu và nhà tài trợ quốc tế.

Với những lý do trên, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành Nghị định hướng dẫn thống nhất cho các bộ ngành thi hành Luật đấu thầu 2005. Các thông tư hướng dẫn của cơ quan cấp dưới phải tuyệt đối tuân thủ nội dung thống nhất đã được quy định chung trong nghị định của Chính phủ, đồng thời phù hợp với đặc trưng của ngành, lĩnh vực mình quản lý. Bên cạnh đó cơ quan làm luật phải xem xét tới vấn đề hài hòa giữa quy định của pháp luật quốc gia với các quy định và thông lệ quốc tế, phải chủ động đảm bảo tính khách quan thống nhất của các văn bản pháp luật. Việc thống nhất quy định luật đấu thầu cũng là nhân tố để pháp luật về đấu thầu ổn định và phát huy hiệu quả lâu dài.

ii) Yêu cầu công bằng, bình đẳng

Đấu thầu là biện pháp mua sắm hàng hóa mà mục tiêu của nó là tạo ra sự cạnh tranh cao độ để đạt được hiệu quả cao. Trong đó, công bằng là động lực để các nhà thầu tích cực tham gia cọ sát với nhau. Từ đó nhà thầu nâng cao được chất lượng hàng hóa, nâng cao uy tín và năng lực sản xuất của mình, còn Bên mời thầu thì mua được hàng hóa với giá rẻ và chất lượng cao. Để phát huy sự cạnh tranh, yếu tố bình đẳng giữa các nhà thầu cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng pháp luật về đấu thầu bám sát yêu cầu này, tạo ra hành lang pháp lý công bằng và bình đẳng cho các nhà thầu. Đây là biện pháp để các doanh nghiệp trong nước tự khẳng định mình trong cạnh tranh quốc tế.

Mặt khác, yêu cầu công bằng và bình đẳng cũng là hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế để tránh hiện tượng đấu thầu khép kín giữa các công ty thuộc một ngành hay một bộ nhất định nào của Việt Nam.

Để đạt được yêu cầu bình đẳng, công bằng trong đấu thầu, cần phải có sự thay đổi đồng bộ trong chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đặc biệt, các công ty thuộc sở hữu nhà nước phải hoạt động độc lập theo Luật doanh nghiệp và Luật thương mại. Khi đó, hiện tượng bao cấp, ưu tiên cho một số nhà thầu nào đó mới bị loại bỏ trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Việc đầu tiên là các doanh nghiệp nhà nước cần phải nhanh chóng cổ phần hóa, tự hạch toán kinh doanh và tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh quốc tế lành mạnh. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của tiến trình Việt Nam hội nhập quốc tế. Trong đó, luật quốc tế về chống bảo hộ của Nhà nước, chống độc quyền, chống phá giá của các tổ chức thương mại quốc tế và các nước ngày càng quy định chặt chẽ về vấn đề này để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

iii) Yêu cầu công khai và minh bạch

Mua sắm thông qua đấu thầu là phương pháp tốt để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, đồng thời đạt được hiệu quả kinh tế, sử dụng hàng hóa cao. Chủ thể áp dụng phương pháp này chủ yếu là các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương trong việc sử dụng phần lớn nguồn ngân sách Nhà nước. Do vậy, hiệu quả của việc mua sắm đấu thầu ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng xã hội. Việc xây dựng quy định pháp luật về đấu thầu cũng phải đảm bảo sự giám sát, tham gia, quản lý của toàn xã hội. Khi xây dựng các quy định phải xem xét đến vấn đề hoàn thiện những kẽ hở để bổ sung vào luật pháp khi được công luận nêu ra để tạo ra tính khách quan của luật pháp.

Yêu cầu công khai minh bạch không chỉ hàm chứa trong nội dung của Luật mà còn cần phải có chính sách cụ thể để phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đấu thầu tới mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế - xã hội.

iv) Yêu cầu đảm bảo có đủ chế tài phù hợp đối với hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu

Do đấu thầu phần lớn sử sụng ngân sách nhà nước, nên vấn đề tham ô, tham nhũng và các hành vi tiêu cực khác thường xảy ra phổ biến, gây thất thoát, lãng phí vốn và tài sản nhà nước. Để ngăn chặn những hành vi này, Luật phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, trừng phạt những đối tượng có liên quan, đồng thời phải bao quát hết các lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị vi phạm. Để làm tốt yêu cầu này pháp luật cần phải có quy định khách quan trong xử lý các vi phạm pháp luật đấu thầu. Không nên quy định cho cùng một cơ quan vừa thực hiện quản lý nhà nước vừa giải quyết các khiếu nại trong đấu thầu. Bởi như vậy, các cơ quan chức năng hoạt động sẽ thiếu công bằng và minh bạch.

Trong quá trình xây dựng pháp luật phải thường xuyên cập nhật, phát hiện, nhận diện và phân loại những hành vi vi phạm quy định pháp luật đấu thầu để từ đó có chế tài thích hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM DOCX (Trang 121 -124 )

×