e) Về phê duyệt và báo cáo
3.4.2. Mục tiêu hoàn thiện
Việc hoàn thiện pháp luật đấu thầu đạt được các mục tiêu chính sau:
(i) Luật thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đấu thầu; đảm bảo môi trường pháp lý thống nhất và tớnh đồng bộ của hệ thống pháp luật về đấu thầu. Luật Đấu thầu là một cụng cụ quản lý hữu hiệu để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xó hội của đất nước;
(ii) Việc xây dựng Luật Đấu thầu trên cơ sở kế thừa các nội dung phù hợp của Quy chế Đấu thầu hiện hành đó được kiểm nghiệm trên thực tế. Luật Đấu thầu khắc phục được tỡnh trạng thiếu thống nhất giữa cỏc quy định về đấu thầu hiện nay;
(iii) Nhằm khắc phục các tồn tại của thực tiễn thực hiện đấu thầu như: tỡnh trạng lạm dụng hỡnh thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu; thông đồng móc ngoặc trong đấu thầu; vấn đề khép kín trong đấu thầu;... đảm bảo các mục tiêu của công tác đấu thầu như cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế;
(iv) Bảo đảm Luật Đấu thầu trở thành luật gốc về điều chỉnh các hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước;
(v) Bảo đảm tăng cường tính công khai, minh bạch trong đấu thầu; tăng cường phân cấp theo hướng chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động đấu thầu; đơn giản hoá thủ tục đi đôi với tăng cường hậu kiểm hoạt động đấu thầu, đồng thời tạo điều kiện cho việc giám sát của cộng đồng đối với đấu thầu sử dụng vốn nhà nước;
(vi) Bảo đảm sự phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời cũng cần tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.
Luật Đấu thầu 2005 đó đáp ứng yêu cầu bức thiết nhằm thống nhất hệ thống văn bản pháp lý về đấu thầu và tăng cường tính pháp lý trong hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước, đồng thời tạo thuận lợi cho tiến trỡnh hội nhập đầy đủ hậu WTO ở Việt Nam. Tuy nhiên, để luật đi vào đời sống xó hội và được thực thi hiệu quả thỡ cần phải hoàn thiện một số điều trong Luật đầu thầu 2005.