e) Về phê duyệt và báo cáo
3.1.2.4. Những tồn tại do thiếu công khai, minh bạch
Mục tiêu cơ bản của đấu thầu quốc tế là chống hành vi tiêu cực gây thất thoát vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế thấp. Để đạt được mục đích này, yêu cầu về tính công khai, minh bạch luôn được đặt lên hàng đầu. Nhưng đây cũng là vấn đề phức tạp và là thách thức đối với bất kỳ quốc gia hay nhà tài trợ quốc tế nào. Một thực tế là khi sử dụng đồng tiền của Nhà nước, đặc biệt là tiền viện trợ và tiền vay ưu đãi, thường nảy sinh quan điểm đó là tiền của chung, tiền Nhà nước cho không… dẫn đến những hành vi tiêu cực từ lãng phí đến tham ô, tham nhũng, thu lợi bất chính. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, mặc dù có hệ thống pháp luật chặt chẽ đến mấy thì đó mới chỉ là điều kiện cần, điêu kiện đủ là phải quy định tới mức có thể công khai, minh bạch trong đấu thầu thì khi đó pháp luật mới phát huy hết tính tích cực trong đấu tranh chống tiêu cực.
Yêu cầu công khai hóa vấn đề gì và nội dung như thế nào cần phải được nghiên cứu trong hoạch định chính sách và làm luật. Các đối tượng tham gia đấu thầu có những đòi hỏi về công khai khác nhau, đôi khi trái ngược nhau. Nhưng vấn đề là việc quy định đó phải làm sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế, phù hợp với quy tắc và thông lệ quốc tế.
Một ví dụ cho thấy những hạn chế của Việt Nam trong thời gian qua khi quy định về vấn đề này là: trước đây tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu ở Việt Nam coi là bí mật. Tiêu chuẩn đánh giá thầu không đưa công khai vào hồ sơ mời thầu hoặc cho phép tùy tiện bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn đánh giá làm giảm tính chất cạnh tranh của đấu thầu quốc tế. Mặt khác, càng giữ bí mật tiêu chuẩn đánh giá, càng khiến các nhà thầu tìm mọi cách để biết, dẫn đến những hành vi không lành mạnh trong đấu thầu. Hiện nay, sau quá trình nhận thức, quy định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu không còn là bí mật, nó được công khai trong hồ sơ mời thầu.
Như vậy, yêu cầu công khai là một thực tế dần dần được hoàn thiện sau một quá trình phát triển nào đó của nhận thức về đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên không phải tại mọi lúc mọi nơi, tất cả các yêu cầu về công khai phải được chấp nhận. Vấn đề là phải căn cứ vào các điều kiện khách quan và chủ quan của từng nước để áp dụng cho có hiệu quả. Ví dụ, vấn đề công bố lý do không trúng thầu là vấn đề được
tranh cãi và cần phải xem xét, nghiên cứu áp dụng cho phù hợi với điều kiện từng nước.
Công khai sẽ hạn chế được những mặt trái và phát huy tính tích cực của đấu thầu, nhưng mức độ, thời điểm, nội dung công khai phải được cân nhắc kỹ lưỡng để hoạt động đấu thầu cạnh tranh quốc tế đạt được hiệu quả cao nhất. Những phát sinh, bất cập về các vấn đề công khai hoặc không công khai là căn cứ hữu hiệu nhất để pháp luật về đấu thầu điều chỉnh cho phù hợp.