e) Về phê duyệt và báo cáo
3.1.2.1. Về luật pháp
Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù lịch sử, luôn biến đổi. Việc Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp. Tùy theo mỗi thời điểm, tùy vào sự biến đổi của hình thái kinh tế xã hội, việc ban hành các quy định pháp luật cũng có những nội dung riêng. Nhưng thường thì việc ban hành văn bản pháp luật nói chung và pháp luật về đấu thầu nói riêng thường chậm hơn sự biến đổi của xã hội. Đó là nguyên nhân gây ra những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành.
Cũng như các nước bắt đầu áp dụng hình thức mua sắm công qua đấu thầu, thường chưa đủ kinh nghiệm để tiên lượng, xây dựng và ban hành các quy chế chuẩn mực cho đấu thầu quốc tế phù hợp với quy tắc, thông lệ chung và luật pháp quốc tế. Đây cũng là điều mà Việt Nam gặp phải trong quá trình cải cách nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả là cứ 2-3 năm chúng ta lại phải sửa pháp luật về đấu thầu.
Về nguyên nhân khách quan, có thể coi đó là kết quả của thời kỳ bao cấp kéo dài quá lâu ở Việt Nam. Các thói quen mua sắm công của Nhà nước chủ yếu là chỉ định hoặc mua theo kế họach hóa. Xét về nguyên nhân chủ quan thì thường các cán bộ hoặc cơ quan phụ trách mua sắm hay có tư tưởng muốn thay đổi từ từ hoặc thậm trí không muốn thay đổi hình thức mua sắm chỉ định sang đấu thầu cạnh tranh. Họ muốn bám lấy cơ chế mua sắm cũ để bảo vệ các quyền lợi của mình, thậm trí họ còn dùng quyền lực, chức năng của mình để phản ứng mãnh liệt đối với chính sánh, quy định mua sắm mới.
thái kinh tế - xã hội. Đặc biệt là để có các quy định pháp luật phù hợp với nền kinh tế xã hội liên tục biến đổi theo hướng hoàn thiện như ở Việt Nam hiện nay là rất khó. Trong điều kiện thường xuyên biến đổi đó, các hình thức văn bản cần phải đưa ra sao cho dễ chỉnh sửa, bổ sung sao cho phù hợp với thực tế. Đây là điều lý giải tại sao trong giai đọan đầu mới thực hiện chính sách cải cải cách kinh tế (từ năm 1986) đến thời gian gần đây, hệ thống văn bản pháp luật quy định về mua sắm đấu thầu của Việt Nam gặp phải hạn chế là không ổn định, thường xuyên chỉnh sửa nội dung và hình thức.
Tuy nhiên, đến một thời điểm chín muồi nào đó thì các quy định đấu thầu dưới dạng quy chế ban hành kèm theo Nghị định không còn thích hợp nữa, do nó không tạo ra môi trường pháp lý ổn định. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc ban hành luật về đấu thầu.
Các hạn chế về pháp luật theo phân tích trên mang tính khách quan nhiều hơn chủ quan, vì vậy cần phải nhận thức rõ quy luật phát triển để khắc phục chúng.