các văn bản pháp luật về đấu thầu của Việt Nam như tại Điều 1 khoản 2, Quy chế đấu thầu ban hàn kèm Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 quy định: "Mục tiêu…bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án.".
1.5. Phân biệt mua sắm hàng hóa bằng hình thức đấu thầu quốc tế với các hình thức mua sắm khác hình thức mua sắm khác
1.5.1. Phân biệt đối tượng đấu thầu
1.5.1.1. Dịch vụ tư vấn
Theo Điều 4 Luật đấu thầu 2005 thì dịch vụ tư vấn có ba dạng sau:
a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án: gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án: gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;
c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự ỏn, thu xếp tài chớnh, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.
1.5.1.2. Xây lắp
Gồm những cụng việc thuộc quỏ trỡnh xõy dựng và lắp đặt thiết bị các công trỡnh, hạng mục cụng trỡnh, cải tạo, sửa chữa lớn.
Tóm lại, khác với các đối tượng trên, đấu thầu mua sắm hàng hóa chỉ gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.
Theo định nghĩa quy định tại Điều 2 khoản c, Luật mẫu của UNCITRAL thì "hàng hóa" là tất cả các vật thể mô tả được bao gồm cả nguyên vật liệu thô, sản phẩm, các thiết bị, các vật thể định hình hoặc dưới dạng lỏng, điện và dịch vụ phụ đi kèm hàng hóa nhưng có giá trị thấp hơn hàng hóa (và các loại hàng hóa khác theo quy định của từng nước). Luận văn chỉ tập trung vào phân tích đấu thầu quốc tế đối với "hàng hóa".
1.5.2. Phân biệt đấu thầu quốc tế với hình thức khác