0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Về chính sách đấu thầu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM DOCX (Trang 102 -103 )

e) Về phê duyệt và báo cáo

3.2.5. Về chính sách đấu thầu

Hệ thống văn bản pháp luật quy định về chính sách của Nhà nước về đấu thầu thì nhiều, nhưng văn bản hướng dẫn vừa thiếu, vừa chậm. Đơn cử như khung pháp lý cao nhất quy định về đấu thầu là Luật đấu thầu 2005, được Quốc hội thông qua từ ngày 29/11/2005, đến ngày 1/4/2006 có hiệu lực, nhưng đến nay, sau gần 1 năm thực hiện vẫn chưa có văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành, mà vẫn phải tạm thời áp dụng Quy chế đấu thầu cũ theo nguyên tắc hướng dẫn áp dụng của Công văn số 2820/BKH-QLĐT ngày 21/4/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Trong thời gian chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu có thể tham khảo các nội dung liên quan trong Quy chế Đấu thầu" hiện hành "nhưng đảm bảo không trái với quy định của Luật Đấu thầu".

Vì vậy, việc thực hiện đấu thầu theo luật hiện hành là rất khó. Do không có hướng dẫn cụ thể để xử phạt các hành vi vi phạm Luật đấu thầu 2005, nên một mặt không khuyến khích được đông đảo mọi người chấp hành quy định về đấu thầu, đó cũng lại là kẽ hở để các nhà thầu lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Các quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp quản lý cũng rất rườm rà, nặng về thủ tục hành chính. Việc phân cấp thẩm định và phê duyệt qua mỗi tầng, mỗi nấc không hợp lý đã tạo ra nhiều "cửa" thủ tục hành chính. Điều này sẽ gây ra tệ nạn "đi cửa sau" phổ biến trong xã hội.

Đặc biệt, chính sách về cán bộ trong lĩnh vực đấu thầu không được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra cơ chế để tham nhũng phát triển. Nguyên nhân cơ bản là do cán bộ quản lý đấu thầu ở các cấp các, ngành yếu về năng lực, thiếu về kiến thức. Trong khi đó đại bộ phận các cán bộ có chức, quyền lợi dụng địa vị của mình để vơ vét, sử dụng tiền nhà nước trái pháp luật. Tình trạng ê kíp, kéo bè, kéo cánh để lũng đoạn trong hoạt động đấu thầu ngày càng phổ biến. Những cán bộ có năng lực lại bị trù dập, không có cơ hội phát huy. Trước thực trạng trên đòi hỏi chính sách sử dụng và thu hút nhân tài là vấn đề cần được xem xét trong thời gian tới.

Cuối cùng, các chính sách về ưu tiên nhà thầu, nhà thầu hợp lệ, quy định về thủ tục đánh giá thầu… cũng còn nhiều bất cập. Đây là rào cản gây khó khăn trong công tác

đấu thầu nói chung và công tác đấu thầu cạnh tranh quốc tế nói riêng. Những bất cập này đã tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực trong xã hội phát triển. Vì vậy, việc quy định các chính sách đấu thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế hàng hóa, nhưng không được bỏ qua năng lực quản lý, định hướng của Nhà nước đối với các hoạt động đấu thầu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM DOCX (Trang 102 -103 )

×