e) Về phê duyệt và báo cáo
3.3.3. Thực trạng thực thi luật pháp về đấu thầu ở Ba Lan
Ba Lan áp dụng hình thức quản lý công tác đấu thầu khá chuẩn mực. Cục mua sắm công (Public Procurement offlce-PPO) trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan này đảm trách chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và chức năng này được quy định chi tiết trong luật Mua sắm công do Quốc hội thông qua. Ngoài việc nghiên cứu, soạn thảo các dự luật và các quy định pháp lý, PPO có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các trường hợp ngoài quy định trong Luật Mua sắm công. Ví dụ, PPO được quyền cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi đối với các gói thầu có giá trị lớn hơn 200.000 EURO. PPO còn chịu trách nhiệm xuất bản tờ rơi chuyên đăng tải các thông tin về đấu thầu. Theo đó, các cuộc đấu thầu rộng rãi trong nước có giá trị trên 30.000 EU thì được đăng tải trên tờ rơi này. Trung bình hàng năm có tới 70.000 thông báo mời thầu và kết quả trúng thầu được đăng tải trên tờ rơi này với số lượng xuất bản là 1000 bản. Đây là một trong những hình thức tạo ra sự công khai trong hoạt động đấu thầu của Ba Lan. Qua đó, nhà thầu có cơ hội nắm bắt thông tin và mọi người có thể giám sát các hoạt động đấu thầu trong toàn quốc. Ngoài ra, PPO còn có nhiệm vụ tham gia vào quá trình xem xét xử lý các khiếu nại trong đấu thầu.
Về giải quyết khiếu nại: Việc khiếu nại về kết quả đấu thầu là hiện tượng thường
xảy ra ở bất kỳ nước nào. Về vấn đề này, Ba Lan đã quy định các biện pháp ngay trong Luật Mua sắm công và các biện pháp này được coi là tích cực, hữu hiệu và trở thành một mô hình cho nhiều nước học tập theo. Theo quy định của Ba Lan, việc xử lý khiếu nại của nhà thầu được thực hiện như sau:
+ Mỗi bên (nhà thầu khiếu nại, Bên mời thầu và Cục quản lý Nhà nước về đấu thầu - PPO) được quyền chỉ định một trọng tài đại diện cho mình. Trọng tài được chỉ đinh phải thuộc danh sách gồm 640 trọng tài đã vượt qua kỳ thi tuyển và được Chính phủ cấp chứng chỉ hành nghề trọng tài.
+ Người khiếu nại phải nộp một khoản tiền (khoảng 700 USD) để sử dụng cho hoạt động của tổ trọng tài gồm 3 thành viên nêu trên.
+ Trong vòng không quá 2 tuần, tổ trọng tài sẽ quyết định phần thắng thuộc về ai. Nếu nhà thầu khiếu nại đúng thì bên mua phải đền bù chi phí mà nhà thầu đã bỏ ra. Trường hợp khiếu nại của nhà thầu là sai thì nhà thầu phải chịu mất số tiền đã nộp trước. Việc sử dụng trọng tài khi có sự việc như cách của Ba Lan là hết sức thuận tiện. Đối với 640 trọng tài được phép tham gia giải quyết các khiếu nại, bình thường họ là cán bộ, công nhân viên, chỉ khi được chỉ định thì họ mới hoạt động theo chức năng là trọng tài phân xử. Hình thức này tạo ra sự linh hoạt, giảm được các chi phí và thời gian thông cần thiết so với giải quyết thông qua tòa án.
Đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu.
Với nhận thức rằng con người đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động của xã hội, bao gồm cả hoạt động đấu thầu, nên việc đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu được Ba Lan quan tâm thích đáng. Ngoài đào tạo của PPO, Ba Lan có một hệ thống đào tạo về đấu thầu đó là các trung tâm, các trường đào tạo về đấu thầu bao gồm các cơ sở của khu vực tư nhân. Với thời gian đào tạo khác nhau từ 2 tuần tới vài tháng, cả giáo viên trong nước và các giáo viên nước ngoài. Hầu hết các cán bộ làm công tác đấu thầu đều có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, kiến thức về luật pháp thông qua học thêm bằng luật của cán bộ làm công tác dự án đã giúp cho việc thực hiện Luật Mua sắm công ở Ba Lan đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tóm lại, qua các quy định về đấu thầu của Ba Lan, những nội dung chủ yếu đáng quan tâm là:
+ Công khai tối đa các thông tin về đau thầu từ thông báo mời thầu, kết quả đấu tháu và các thông tin khác. Đây là một hình thức htnl hiệu để giảm thiểu các hành vi thiếu tích cực trong đau thầu là hiện tượng thường xảy ra ở bất kỳ cuộc thầu nào.
+ Trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân được quy định rõ ràng trong quá trình thức hiện; không có sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình lựa chọn nhà thầu, trong quá trình giải quyết khiếu nại. Mọi người có trách nhiệm thực hiện theo Luật Mua sắm công và ai vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài định sẵn. Điều này làm cho các hoạt động đấu thầu đi vào nền nếp, nhanh gọn, xử lý các tình huống sẽ đơn giản.
+ Hạn chế tối thiểu các hình thức lựa chọn nhà thầu không có tính cạnh tranh để đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong mua sắm.
+ Đào tạo một đội ngũ chyuên nghiệp đủ năng lực để thực thi các quy định trong luật mua sắm công.
Như vậy, quy định, hướng dẫn về đấu thầu ở các nước, các nhà tài trợ quốc tế rất đa dạng. Cùng một nội dung được đề cập đến nhưng ở mỗi nước, mỗi tổ chức lại quy định chi tiết khác nhau. Đồng thời, lại có nhiều nội dung quy định mới, riêng theo đặc thù của từng chủ thể. Đáp ứng yêu cầu này, Luật mẫu về đấu thầu của UNCITRAL, có 57 điều, trong đó cũng để trống một số nội dung, kèm theo hướng dẫn cho từng điều, để từng nước tùy theo điều kiện của mình mà bổ sung, ban bành cho phù hợp. Do đó, các bài học kinh nghiệm là rất phong phú. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ xin nêu những nội dung cơ bản nhất, những bài học sâu sắc mà xét thấy là hữu ích cho mục tiêu nghiên cứu. Các bài học rút ra chủ yếu thông qua quy định về đấu thầu của một số nước, gồm những nội dung đáng quan tâm sau:
+ Công khai tối đa các thông tin về đấu thầu từ thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu và các thông tin khác. Đây là một hình thức hiệu quả để giảm thiểu các hành vi thiếu tích cực trong đấu thầu.
+ Trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân được quy định rõ ràng trong quá trình thực hiện; không có sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình lựa chọn nhà thầu và trong quá trình giải quyết khiếu nại. Mọi người có trách nhiệm thực hiện theo Luật mua sắm công và ai vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài định
sẵn. Điều này làm cho các hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp, nhanh gọn, xử lý các tình huống sẽ đơn giản.
+ Hạn chế tối thiểu các hình thức lựa chọn nhà thầu không có tính cạnh tranh, để đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong mua sắm.
+ Đào tạo một đội ngũ chuyên nghiệp đủ năng lực để thực thi các quy định trong luật mua sắm công.
Qua khảo sát ở một số nước về đấu thầu nêu trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
- Thứ nhất: Quán triệt sâu sắc các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường; xây dựng bằng được hệ thống các quy định pháp luật về đấu thầu mang tính nhất quán ở mức độ cao. Nội dung của các quy định phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch. Đồng thời, các quy định phải rõ ràng, cụ thể đảm bảo cho mọi người đều sử dụng được, tránh đến mức tối đa sự can thiệp của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước vào việc lựa chọn nhà thầu và trao hợp đồng, cũng như xử lý các thắc mắc, khiếu nại (nếu có).
- Thứ hai: Chú trọng việc đào tạo và chỉ sử dụng đội ngũ cán bộ và chuyên gia
đáp ứng các yêu cầu thực tế cho công tác quản lý đấu thầu. Song song với tiến trình cải cách bộ máy hành chính, cần mạnh dạn loại ra khỏi bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu những cá nhân không đủ kiến thức chuyên môn hoặc không đạt yêu cầu về phẩm chất đạo đức. Có biện pháp, chế tài nghiêm khắc đối với cán bộ quản lý đấu thầu có hành vi tham nhũng.